Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011


Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

Tại Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng đang lưu giữ nhiều hình ảnh, bản đồ từ thế kỷ thứ 16 đến 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
'Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình'

Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).
Thuyền bầu của đội Hoàng Sa thế kỷ 17-18.
Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930.
Trạm thu phát tín hiệu radio trên đảo Hoàng Sa (1939).
Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa thời Pháp.
Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa
Ngọn hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.
Đảo Duy Mộng (thuộc Hoàng Sa) trước năm 1945.
Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974.
Mô hình khinh thuyền Hoàng Sa của đội hùng binh Hoàng Sa từng vâng mệnh triều đình giong buồm ra biển Đông thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Trí Tín - Nguyễn Đông
(Ảnh tư liệu)


Tư liệu thể hiện chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

Bản đồ Việt Nam do chuyên gia Hà Lan vẽ năm 1594 có ghi rõ Hoàng Sa của Việt Nam.
Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do giám mục Taberd (Pháp) lập và xuất bản năm 1838 đã vẽ rất chính xác về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của VN: hơn16 vĩ độ Bắc, hơn 110 kinh độ đông.
Đây là chứng cứ hiếm quý, tài liệu duy nhất của người nước ngoài vẽ rất cụ thể, xác lập tọa độ khẳng định chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản của vua Minh Mệnh năm 1833 khẳng định trong hải phận Quảng Ngãi có một dải Hoàng Sa. Vua đưa ra dự định sang năm sẽ đưa người ra dựng miếu, lập bia và trồng cây xanh để các thuyền nhận biết để tránh thuyền bị mắc cạn.
Đại Nam nhất thống toàn đồ đầu thế kỷ 19. Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838. Trên bảo đồ có ghi 2 tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Bản đồ bờ biển và hải đảo của Việt Nam trong sách "Đại Nam Thống Nhất toàn đồ"(Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Thế kỷ 19) ghi rõ La Paracel (Cát Vàng có nghĩa Hoàng Sa).
Cung lục dụ số 10 của vua Bảo Đại năm 1938 với nội dung sáp nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên.
Dụ thưởng, phạt đoàn đo đạc Hoàng Sa của Thủy sứ suất đội Phạm Văn Biện (Minh Mệnh năm thứ 18, ngày 13/7).
Văn Đông - Trí Tín(Ảnh tư liệu)




Chủ quyền không tranh cãi của dân tộc với Hoàng Sa-Trường Sa

Ở tít biên giới Việt-Lào, đêm khuya thanh vắng, mở mạng lang thang thấy bên trang biên giới lãnh thổ có chùm bản đổ chứng mình Hoàng Sa của Việt Nam từ các học giả xa xưa trong nước và của cả nước ngoài. Kính trình bà con coi để vững chắc niềm tin.
Bản đồ hàng hải Châu Âu (TK 15 - 16), thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hình cờ đuôi nheo.


Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam.

Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam Tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.

Đây là một trong những bản đồ của cuốn sách “Phủ Biên tạp Lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này

Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỷ XVII. Lời chú giải trên bản đồ khu vực phủ Qoảng Ngãi ghi rõ " Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "do họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa vật..."

Một trong những bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được gộp làm một với tên "Paracel" vẽ ở biển Đông thuộc biển miền Trung Việt Nam.

Nguồn: biengioilanhtho.gov.vn

Không có nhận xét nào: