Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

'Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa'


"Chúng ta phải thu thập, đưa ra bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất và tìm đến cơ quan tài phán quốc tế để đòi chủ quyền Hoàng Sa", nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục bày tỏ quan điểm vớiVnExpress.
Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước'Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình'

*ẢnhDấu ấn chủ quyền Hoàng Sa
Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 25/11 tại phiên chất vấn Quốc hội rất đúng mực và rõ ràng. Tuyên bố của Thủ tướng mặc dầu mang tính chất nguyên tắc nhưng hoàn toàn phù hợp với quá trình Nhà nước Việt Nam xác lập, thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh sự xác lập chủ quyền, chiếm hữu thật sự, hòa bình ở quần đảo này.
Về luật pháp quốc tế có 2 yếu tố cấu thành quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vật chất và tinh thần.
Yếu tố vật chất nghĩa là có sự chiếm đóng, quản lý trên thực tế, nhưng yếu tố đó hiện nay không còn, dù trên thực tế ta đã thực thi từ thế kỷ 17. Tuy nhiên, yếu tố về mặt tinh thần thì Nhà nước Việt Nam, người Việt Nam không bao giờ để mất. Giai đoạn gay go nhất khi Trung Quốc đánh vào phía đông quần đảo Hoàng Sa năm 1956 thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối, sau này nhiều lần phản đối, đề nghị lên Liên Hiệp Quốc. Họ tổ chức ra các đơn vị hành chính, đưa quân ra giữ phía tây quần đảo.
Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đưa quân đội ra chiến đấu. Dù không giữ được họ vẫn lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao.
Ảnh tư liệu.
Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930. Ảnh tư liệu.
Từ khi thống nhất đất nước đến nay, Việt Nam không bao giờ bỏ qua bất kỳ hành động nào của Trung Quốc động chạm đến Hoàng Sa. Tất cả hành động như đưa ra bản đồ đề tên Tây Sa, thành lập đơn vị hành chính quần đảo này thuộc đảo Hải Nam, tổ chức tour du lịch, cấm đánh bắt cá hằng năm... chúng ta đều phản đối.
Ý chí của Nhà nước, dân tộc đối với Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam luôn luôn được duy trì. Như vậy, về mặt pháp lý Việt Nam vẫn duy trì chủ quyền, không bao giờ từ bỏ.
Nhiều người nhắc đến Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chưa kể sự lợi dụng, thủ đoạn trong câu chữ của Trung Quốc về vấn đề này mà chỉ nói riêng về thẩm quyền thì chính quyền miền Bắc Việt Nam lúc đó không thể công nhận với Trung Quốc cái mà mình không quản lý. Theo Hiệp định Geneva thì chính quyền miền Nam Việt Nam mới là người quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Để đấu tranh giành lại chủ quyền một cách hòa bình, trước hết, ta phải liên tục có phản ứng, tuyên truyền rộng rãi với người dân trong nước và thế giới.Về mặt pháp lý, Trung Quốc đang tìm mọi cách giành được sự công nhận trên thực tế đối với hoạt động của các nước liên quan tới Hoàng Sa, kể cả Việt Nam. Ví dụ, người dân đánh cá bị lực lượng Trung Quốc bắt, yêu cầu ký biên bản vi phạm. Nếu ngư dân Việt Nam ký văn bản đó thì sau này trong quá trình đàm phán, giải quyết thông qua cơ quan tài phán quốc tế sẽ bất lợi.
Chính vì điều đó, cần phải nâng cao công tác tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục người dân. Cơ quan Nhà nước cần thường xuyên theo dõi để phản ứng lại những hoạt động của Trung Quốc, cổ vũ và nâng cao ý chí, sự kiên trì của người dân.
Ảnh tư liệu.
Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa. Ảnh tư liệu.
Song song với việc đó, phải nghiên cứu tìm ra giải pháp, trong đó có giải pháp thương lượng song phương, đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế. Chúng ta cần chuẩn bị nội dung, nghiên cứu, để biết điểm mạnh của mình; khai thác điểm mạnh, tìm ra nguyên tắc pháp lý thông dụng nhất, có hiệu quả nhất để đấu tranh. Chúng ta phải đưa ra bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất và tìm đến cơ quan tài phán quốc tế.
Ngoài ra, trong hoàn cảnh tranh chấp hiện nay, chúng ta không được lơ là khi đàm phán về vấn đề "cùng khai thác chung". Việc này phải tiến hành trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982... chứ không thể hình thành vùng khai thác chung một cách bâng quơ, có tính chất lịch sử tạo ra vùng tranh chấp lớn, tạo điều kiện để Trung Quốc xí phần.
Chúng ta cần phải làm cho con cháu hiểu rõ trách nhiệm đối với vấn đề này cũng như để lại cho con cháu gia sản, tài sản quý giá là bằng chứng, công trình nghiên cứu khách quan và khoa học về chủ quyền của đất nước.
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ hai quốc hội khóa 13, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình".
"Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển", Thủ tướng nói.
Nguyễn Hưng ghi

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011


Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

Tại Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng đang lưu giữ nhiều hình ảnh, bản đồ từ thế kỷ thứ 16 đến 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
'Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình'

Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).
Thuyền bầu của đội Hoàng Sa thế kỷ 17-18.
Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930.
Trạm thu phát tín hiệu radio trên đảo Hoàng Sa (1939).
Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa thời Pháp.
Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa
Ngọn hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.
Đảo Duy Mộng (thuộc Hoàng Sa) trước năm 1945.
Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974.
Mô hình khinh thuyền Hoàng Sa của đội hùng binh Hoàng Sa từng vâng mệnh triều đình giong buồm ra biển Đông thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Trí Tín - Nguyễn Đông
(Ảnh tư liệu)


Tư liệu thể hiện chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

Bản đồ Việt Nam do chuyên gia Hà Lan vẽ năm 1594 có ghi rõ Hoàng Sa của Việt Nam.
Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do giám mục Taberd (Pháp) lập và xuất bản năm 1838 đã vẽ rất chính xác về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của VN: hơn16 vĩ độ Bắc, hơn 110 kinh độ đông.
Đây là chứng cứ hiếm quý, tài liệu duy nhất của người nước ngoài vẽ rất cụ thể, xác lập tọa độ khẳng định chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản của vua Minh Mệnh năm 1833 khẳng định trong hải phận Quảng Ngãi có một dải Hoàng Sa. Vua đưa ra dự định sang năm sẽ đưa người ra dựng miếu, lập bia và trồng cây xanh để các thuyền nhận biết để tránh thuyền bị mắc cạn.
Đại Nam nhất thống toàn đồ đầu thế kỷ 19. Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838. Trên bảo đồ có ghi 2 tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Bản đồ bờ biển và hải đảo của Việt Nam trong sách "Đại Nam Thống Nhất toàn đồ"(Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Thế kỷ 19) ghi rõ La Paracel (Cát Vàng có nghĩa Hoàng Sa).
Cung lục dụ số 10 của vua Bảo Đại năm 1938 với nội dung sáp nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên.
Dụ thưởng, phạt đoàn đo đạc Hoàng Sa của Thủy sứ suất đội Phạm Văn Biện (Minh Mệnh năm thứ 18, ngày 13/7).
Văn Đông - Trí Tín(Ảnh tư liệu)




Chủ quyền không tranh cãi của dân tộc với Hoàng Sa-Trường Sa

Ở tít biên giới Việt-Lào, đêm khuya thanh vắng, mở mạng lang thang thấy bên trang biên giới lãnh thổ có chùm bản đổ chứng mình Hoàng Sa của Việt Nam từ các học giả xa xưa trong nước và của cả nước ngoài. Kính trình bà con coi để vững chắc niềm tin.
Bản đồ hàng hải Châu Âu (TK 15 - 16), thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hình cờ đuôi nheo.


Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam.

Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam Tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.

Đây là một trong những bản đồ của cuốn sách “Phủ Biên tạp Lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này

Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỷ XVII. Lời chú giải trên bản đồ khu vực phủ Qoảng Ngãi ghi rõ " Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "do họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa vật..."

Một trong những bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được gộp làm một với tên "Paracel" vẽ ở biển Đông thuộc biển miền Trung Việt Nam.

Nguồn: biengioilanhtho.gov.vn


Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như nhắc lại việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Lời khẳng định của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam một lần nữa cho thấy lập trường nhất quán của nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuyên suốt mọi thời kỳ và mọi thể chế chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào”.
Thủ tướng nêu rõ: Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó nằm dưới sự quản lý của Việt Nam cộng hòa - VNCH). Chính quyền VNCH đã phản đối, lên án hành động này và đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng.
 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu các bản đồ phương Tây thế kỷ 17-18 thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam - Ảnh: Đỗ Hùng
“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương LHQ, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với Tuyên bố DOC'', Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Xuyên suốt lịch sử
Các tài liệu lịch sử Việt Nam cũng như ghi chép của các nhà thám hiểm phương Tây đều ghi nhận Việt Nam (hay An Nam, Đàng Trong…, tùy giai đoạn lịch sử) đã xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ 16-17. Các chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa tới khai thác sản vật và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, mà bằng chứng cho các hoạt động này vẫn còn tồn tại dưới các dạng: 1) Sắc chỉ của vua chúa cử thuộc cấp tới thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; 2) Các tài liệu của những gia tộc có người thân là thành viên đội cai quản Hoàng Sa, Trường Sa; 3) Ghi chép và bản đồ của các sứ thần, nhà hàng hải Trung Quốc về Việt Nam; 4) Ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây; 5) Các hoạt động dân gian (như lễ khao lề thế lính ở Quảng Ngãi)…

Chính nghĩa thuộc về Việt Nam
* Trao đổi với Thanh Niên hôm qua, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Cách mạng lâm thời) khẳng định: sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
* Trong Tuyên cáo ngày 14.2.1974, Chính phủ VNCH nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH. Chánh phủ và nhân dân VNCH không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy…”.  Tuyên cáo khẳng định lập trường đấu tranh không khoan nhượng vì chủ quyền của Việt Nam và nêu rõ: “Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có”. Tuyên cáo kết thúc bằng việc nêu rõ thiện chí của VNCH trong việc giải quyết bằng đường lối đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc “không từ bỏ chủ quyền”.
Những ví dụ minh chứng cho hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Việt Nam thời phong kiến có rất nhiều. Chẳng hạn tài liệu của linh mục G.M.Taberd cho biết vào năm 1816, vua Gia Long đã cho thượng cờ xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã nêu rõ Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Đến thời kỳ thuộc địa, chính quyền Pháp ở Đông Dương thường xuyên có hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, có lúc đặt quần đảo này dưới sự quản lý của đơn vị hành chính Thừa Thiên.
Trong Thế chiến 2, Nhật Bản đem quân sang chiếm Hoàng Sa năm 1939 và Pháp đã phản đối. Đến khi thất trận, Nhật buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo này và Pháp trở lại. Tuy nhiên, sau đó Pháp rút đi do các biến cố trong đất liền Việt Nam. Lúc này, Trung Hoa Dân Quốc lợi dụng vai trò giải giới quân Nhật theo hòa hước Potsdam đã tiến tới đảo Phú Lâm và Pháp đã gửi tàu Le Tonkinois tới tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1956, Trung Quốc (chính quyền Bắc Kinh) đã chiếm đảo Phú Lâm và Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa bằng cách cho lính giả dạng ngư dân đổ bộ lên đảo.
Dù Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, chính quyền tại Việt Nam vẫn chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền và ngừng thực thi chủ quyền tại quần đảo này. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng Trần Văn Hữu (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ nước nào. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Paris (Pháp) vào năm 1974, sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm trọn Hoàng Sa, ông Hữu nói: “Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã được công khai tuyên bố nơi Hội nghị Hòa bình với Nhật năm 1951, tháng 9 dương lịch tại San Francisco”.
Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam bị phân thành hai miền. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền VNCH ở miền Nam. Ngày 13.7.1961, tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa đã ban sắc lệnh đặt quần đảo Hoàng Sa (gọi là xã Định Hải) trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 21.10.1969, thủ tướng của Đệ nhị Cộng hòa ban hành nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, chính quyền VNCH ở miền Nam đã phái quân đội tới canh gác tại nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Còn nhóm Tuyên Đức và Lin Côn ở phía đông bắc và đông, dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn luôn khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc cưỡng chiếm và phản ứng của Việt Nam
Với chiến lược ba bước: kiểm soát, làm chủ và độc chiếm (bắt đầu từ năm 1970), Trung Quốc đã liên tục bành trướng xuống biển Đông. Sau khi chiếm nhóm Tuyên Đức và nhóm Lin Côn thuộc Hoàng Sa vào thập niên 1950, tháng 1.1974, tàu chiến Bắc Kinh đã nổ súng chiếm các đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm từ tay VNCH. Tàu chiến và binh sĩ VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng do chênh lệch lực lượng và vũ khí, cuối cùng Trung Quốc đã tạm chiếm các đảo này. Vậy là bằng các hành động phi pháp, kể từ đầu năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trong trận hải chiến này, phía VNCH có 74 chiến sĩ tử trận, 48 người bị bắt.
Hành động của Trung Quốc - dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa - đã làm dấy lên một làn sóng bất bình tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Trên bình diện ngoại giao, ngay khi Trung Quốc loan báo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ vào ngày 11.1.1974, Tổng trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc đã cực lực bác bỏ trong cuộc họp báo đặc biệt tại Sài Gòn ngày 15.1. Ngày 20.1.1974, đại diện VNCH bên cạnh LHQ đã đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an LHQ. Đại sứ VNCH tại các nước đã liên lạc với chính phủ sở tại để thông báo hành động phi pháp của Trung Quốc cũng như kêu gọi hậu thuẫn. Ngày 26.1.1974, Tổng thống VNCH đã gửi công hàm tới các quốc gia thân hữu để thông báo về sự kiện ở Hoàng Sa và khẳng định chính nghĩa Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn còn xem xét đưa vụ việc ra tòa án quốc tế La Haye.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Chính phủ CHXHCN Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam vào ngày 12.5.1977 đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12.11.1982, Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo về lâu dài. 
Theo TN. Đỗ Hùng





Dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa

Công nhân thi công đang lắp đặt bảng mang tên đường Hoàng Sa ở TP Đà Nẵng.
Khinh thuyền Hoàng Sa và những vật dụng dùng trong sinh hoạt của hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) hoạt động xuyên suốt từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.
Nồi đất dùng nấu ăn, bình trà bằng đất... mà đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa sử dụng trên khinh thuyền ra Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ đo đạc hải trình, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải trên biển Đông.
Ông Phạm Khôi, từng là lính sinh sống, hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa thuộc Tiểu khu Quảng Nam từ tháng 12/1969 đến tháng 4/1970, trao tặng ốc Hoa cho UBND huyện Hoàng Sa.
Trích dẫn tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa của đoàn đại biểu Việt Nam tại hội nghị San Francisco năm 1951.
Văn bản thưởng, phạt Đoàn đo đạc Hoàng Sa của Thủy sứ suất đội Phạm Văn Biện (Minh Mệnh năm thứ 18).
Phiến Bộ Công về việc cung cấp bài gỗ cắm mốc chủ quyền cho Đoàn đo đạc Hoàng Sa của Đội trưởng Phạm Hữu Nhật (Minh Mạng năm thứ 17 ngày 12 tháng 2).
Lá cờ đỏ sao vàng "khổng lồ" rộng 100 mét vuông do bà Phạm Thị Phán ở TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương tự may trao tặng cho UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng).
Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ký vào ngày 11/12/1982.
Trí Tí

Thứ Ba, 29/11/2011, 07:46 (GMT+7)
Toàn dân góp sức đòi lại Hoàng Sa
TT - Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.

Các bạn trẻ Lý Sơn (Quảng Ngãi) tìm hiểu các hiện vật về Hoàng Sa tại Bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở Lý Sơn - Ảnh: M.Thu
Bước đầu tiên trong việc đòi lại Hoàng Sa là để cho toàn dân thấy được sự thật và tạo điều kiện cho người dân tham gia sự nghiệp này.
Muốn vậy, trước hết cần công khai hiện trạng Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm cho toàn dân biết. Và ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc này tại Quốc hội.
Báo chí - truyền thông không chỉ tường thuật một lần mà phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên liên tục, để vấn đề đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình đến được với mọi người dân, tạo cơ sở cho toàn dân góp sức.
Trên thực tế, ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là “vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp biển Đông.
Có thể diễn giải chiến lược 3C này sơ lược như sau: trước hết, cần công khai hiện trạng tranh chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết.
Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển Đông, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.
Trong cuộc đấu tranh này, vũ khí hòa bình nhưng sắc bén là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông...
Như vậy có thể thấy việc sử dụng Công khai - Công luận - Công pháp như một số nhà nghiên cứu gợi ý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông là một sáng tạo đáng ghi nhận, một bước cụ thể hóa của quan điểm coi việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.
Sẽ còn nhiều sáng kiến nữa được đưa ra khi thực trạng về tình hình tranh chấp biển Đông được công khai hóa và thảo luận rộng rãi dưới tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Với những kinh nghiệm quý báu của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, chắc chắn việc đòi lại Hoàng Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung bằng biện pháp hòa bình sẽ mang lại những kết quả mới nếu toàn dân được tham gia.
Đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.
Không thể khác.
GIÁP VĂN DƯƠNG
Chi ngân sách thường xuyên cho huyện đảo Hoàng Sa
Ngày 28-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho biết TP Đà Nẵng năm nào cũng chi ngân sách để các cán bộ chuyên trách huyện đảo này làm nhiệm vụ sưu tầm, trưng bày, giới thiệu hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa. Các tư liệu này được giới thiệu tại phòng trưng bày Bảo tàng Hoàng Sa (đặt tại trụ sở huyện Hoàng Sa, số 32 Yên Bái, TP Đà Nẵng).
Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp quận huyện thứ tám của TP Đà Nẵng và có tổ chức bầu cử. Trước đó tháng 3-2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc công nhận huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị bầu cử của TP Đà Nẵng. Huyện đảo Hoàng Sa cùng với huyện Hòa Vang và hai quận Hải Châu, Sơn Trà thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Đà Nẵng.
Trước đó Nhà xuất bản Thông Tin & Truyền Thông (Bộ Thông tin - truyền thông) đã họp với Hội đồng thẩm định trung ương do giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - chủ trì để rà soát chuẩn bị lần cuối trước khi cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa được xuất bản vào cuối năm nay.
Theo ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa dày hơn 200 trang, gồm các phần: Hoàng Sa là của Việt Nam, Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa, Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử, Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Ngoài ra Kỷ yếu Hoàng Sa còn giới thiệu cho người đọc về vị trí địa lý, tầm quan trọng cùng những nội dung cơ bản của quá trình xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ trong lịch sử.
Điểm nổi trội của cuốn sách này là sự hiện diện của 24 nhân chứng sống từng có một thời làm việc tại Hoàng Sa trước năm 1974. Việc xuất bản cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân về bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc. Đồng thời cuốn sách còn nhằm bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác và tính pháp lý để tạo lập niềm tin cho người đọc cũng như đấu tranh chống các luận điểm xuyên tạc không đúng sự thật về Hoàng Sa của Việt Nam.
Đ.NAM - H.KHÁ





Hệ thống hóa bằng chứng về Hoàng Sa, Trường Sa
Trong cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc và bảo vệ quần đảo Trường Sa, việc hệ thống hóa các bằng chứng để chứng minh rằng “quần đảo này là vô chủ vào thời điểm VN xác lập chủ quyền” và “VN thực thi chủ quyền liên tục” là hai vấn đề mấu chốt.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình”. Như vậy, người đứng đầu Chính phủ đã nêu rõ những cơ sở quan trọng nhất để xác định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa: xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ; thực thi chủ quyền liên tục trên thực tế và bằng biện pháp hòa bình.
Với việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, cuộc đấu tranh giành lại các phần biển đảo bị chiếm đóng đòi hỏi một chiến lược tổng thể và đồng bộ. Trong cuộc đấu tranh dài lâu này, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc là yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong vấn đề thu thập tài liệu, bằng chứng.
Trong cuộc trao đổi mới đây với PV Thanh Niên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã giới thiệu một bộ sưu tập gồm hàng trăm bản đồ của Việt Nam và nước ngoài thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông nói: “Các tài liệu của Việt Nam, phương Tây, thậm chí chính tài liệu của người Trung Quốc ngày xưa đều ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam. Mãi tới đầu thế kỷ 20, Trung Quốc mới bắt đầu tính đến việc đòi chủ quyền tại hai quần đảo này, nhưng các tuyên bố của họ rất mơ hồ, vô căn cứ”. Bên cạnh bản đồ, ông Đầu còn sưu tầm nhiều tài liệu lịch sử cũng như là tác giả của nhiều bài báo khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cho biết một số cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên hệ với ông để tiếp cận những tư liệu quý giá này nhằm phục vụ công cuộc đấu tranh vì chủ quyền biển đảo. Việc hệ thống hóa các bằng chứng, nằm rải rác khắp nơi, là điều vô cùng quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa, Trường Sa với thanh niên tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng
Tư liệu thời Việt Nam Cộng hòa
Lâu nay, chúng ta thường đưa tin về việc phát hiện các tài liệu thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, những tài liệu của người Trung Quốc, người phương Tây đề cập tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiên cứu để sử dụng hợp lý những tài liệu này là rất quan trọng. Bên cạnh các tài liệu “cổ xưa” như trên, chúng ta còn có một hệ thống tư liệu là các văn kiện khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Cộng hòa. Những tài liệu thời Việt Nam Cộng hòa, trong đó có các tuyên bố phản đối chính thức sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm Hoàng Sa năm 1974, là những bằng chứng quan trọng cho chính nghĩa Việt Nam. Trước kia, do nhiều vấn đề còn tồn đọng của lịch sử, chúng ta ít khi công khai những tài liệu trong giai đoạn này. Giờ đây, để phục vụ cho công cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền Trường Sa, những tài liệu ấy cần được nghiên cứu và công bố nhiều hơn, để người dân hiểu rõ hơn về lịch sử chủ quyền, về lập trường xuyên suốt của các chính quyền tại Việt Nam. Không chỉ ở trong nước, các tài liệu này cần được giới thiệu rộng rãi ra quốc tế, để thế giới biết được chính nghĩa của Việt Nam, cũng như nhận thấy hành động dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà Trung Quốc đã thực hiện vào năm 1974 và thập niên 1980.
Một nguồn tư liệu sống dồi dào mà lâu nay chúng ta ít đề cập, đó là những con người bằng xương bằng thịt. Họ là những binh sĩ, kỹ thuật viên dân sự Việt Nam Cộng hòa từng chiến đấu và làm việc tại Hoàng Sa. Nhiều người đã ngã xuống khi Trung Quốc nổ súng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng cũng rất nhiều người còn sống và là những bằng chứng hùng hồn cho chủ quyền Việt Nam, cũng như là bằng chứng tố cáo hành động phi nghĩa và phi pháp của Trung Quốc.
Để đấu tranh đòi lại vùng biển đảo bị chiếm đóng, chúng ta phải chứng minh các ý chính mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra khi nói về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa - đó là xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ và thực thi chủ quyền liên tục, trong hòa bình. Về ý “xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ”, chúng ta đã có một hệ thống tư liệu đồ sộ; còn về ý “thực thi chủ quyền trên thực tế và liên tục”, chúng ta cần khai thác mạnh hơn nữa những bằng chứng trong giai đoạn chính quyền Sài Gòn quản lý Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam cần chứng minh
Trao đổi với PV Thanh Niên vào hôm qua, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) nói rằng sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam cần đẩy mạnh việc trưng ra các bằng chứng chứng minh quá trình thực thi chủ quyền liên tục tại quần đảo Hoàng Sa. “Việt Nam cũng cần phải cung cấp các bằng chứng cho thấy đã từng lên tiếng phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc đối với nhóm Đông và Tây quần đảo Hoàng Sa khi các sự việc này mới xảy ra”, ông Thayer nói. Chuyên gia Úc cũng cho rằng “lập trường của Việt Nam chỉ có thể được củng cố nếu Việt Nam cung cấp một danh sách các hành động phản đối liên tục của mình kể từ năm 1974 (thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa - NV) đến nay”. Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) thì đánh giá: “Việt Nam có quyền đưa ra một tuyên bố như thế (tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - NV). Vấn đề là Việt Nam phải cung cấp bằng chứng cho thấy tuyên bố chủ quyền của mình có cơ sở vững chắc hơn Trung Quốc”. Khái niệm vững chắc hơn, theo ông Valencia, có nghĩa là phải chứng minh được hoạt động thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo.
Đỗ Hùng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Giải pháp đòi lại Hoàng Sa


Giải pháp đòi lại Hoàng Sa
TT - Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?
Tàu SAR-412 thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực 2 từng tham gia cứu nạn ngư dân miền Trung tại ngư trường Hoàng Sa - Ảnh: Đăng Nam

Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.
Xác lập chủ quyền
Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc
Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực
        Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.
        Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình.
Trong suốt ba thế kỷ từ 17-19, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hằng năm để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.
Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc.
Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự - tức là chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.
Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22-8-1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2-7-1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12-1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Được hoàn thành năm 2009, tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (đặt tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) mang tính biểu tượng tâm linh tri ân những người từng hi sinh trên biển Đông bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh: Kim Em
Đấu tranh ngoại giao
Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
Đương nhiên, không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán Trung Quốc.
Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.
Chúng ta cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía nam để phát triển kinh tế của họ.
Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai. Tất nhiên chúng ta vận dụng khéo léo vị thế mà mình đang có để đàm phán với Trung Quốc để họ hiểu rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà Trung Quốc sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.
Lập cơ quan chuyên trách
Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).
Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.
Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó.
Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.
Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.
Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.
Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.
Và điều rất quan trọng là chúng ta chủ động chọn thời điểm để nêu vấn đề khôi phục và thu hồi Hoàng Sa tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước.
NGUYỄN THÁI LINH - LÊ MINH PHIẾU - LÊ VĨNH TRƯƠNG (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Chúng ta làm chủ Hoàng Sa từ lâu
Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thật sự ít nhất là từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế.
Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
Lập trường nhất quán của chúng ta là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC.
(Trích nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG ngày 25-11-2011)

Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh (bauxitevn) Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc soạn thảo sẵn, đoàn Việt Nam có thêm bớt đôi chỗ để thành văn bản thỏa thuận giữa “hai nhà lãnh đạo”, giữa “hai bên”. Do Trung Quốc soạn thảo hoặc nêu ra trước, nên chứa đựngnhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốc và có chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

Vẫn lại “phương châm 16 chữ” “tinh thần 4 tốt”, nhưng khi lập lại quan hệ bình thường,Trung Quốc có thực hiện đâu! 

Nào đâm chìm tàu cá, bắt, bắn ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, tịch thu tài sản, ngư cụ, đòi tiền chuộc, cấm, đuổi ngư dân ta đánh cá trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, gần đây “Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dọa đánh Việt Nam (và Philippines), phát ngôn: “giết những con gà để dọa bầy khỉ”… Thế mà là “hữu nghị và 4 tốt” à? Thật là giả dối một cách trắng trợn. 

“Khẳng định tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước… truyền mãi cho các thế hệ mai sau” (!). Cướp đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đánh Việt Nam năm 1979 giết hại nhân dân, tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam, bắn giết bộ đội đồn trú Việt Nam, chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, Hà Giang và bao nhiêu hành động ngang ngược gây hấn ở biển Đông như nói trên... đâu phải là tình hữu nghị và tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam. “…Truyền mãi cho các thế hệ mai sau” là điều không thể có trên thực tế. Lãnh tụ của Trung Quốc Mao Trạch Đông đã từng nói rất đúng là: “Không có kẻ thù vĩnh viễn không có bạn vĩnh viễn”. Ví như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam thì Trung Quốc là bạn của Việt Nam. Nhưng đến khi Trung Quốc đem quân tấn công các tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979 thì đâu còn bạn nữa, Trung Quốc đã trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam hai năm rõ mười. Và khi bình thường hóa quan hệ trở lại thì hai bên lại là bạn của nhau. Cuối tháng 9/2011 tờ Hoàn cầu thời báo cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc dọa đánh Việt Nam và Philippines; nếu sau này Trung Quốc đánh Việt Nam thật thì Trung Quốc đương nhiên lại là kẻ thù của Việt Nam, chứ làm sao mà bạn lại đi giết bạn được. Đối với Mỹ cũng vậy, khi Mỹ đổ quân vào đánh Việt Nam thì Mỹ là kẻ thù của Việt Nam. Sau khi khép lại quá khứ, lập lại quan hệ ngoại giao với nhau, làm ăn buôn bán với nhau, lãnh đạo đến thăm viếng nhau, thì Mỹ cũng là bạn của Việt Nam như các nước khác. 

Điểm 3 trong hội đàm nêu: “Hai bên quan tâm giáo dục các tầng lớp nhân dân về tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nước”… nhưng trên thực tế thì lâu nay Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền giáo dục trong dân và các trường học rằng “toàn bộ Nam Hải (biển Đông) và các quần đảo là thuộc Trung Quốc, bị Việt Nam và Philippines xâm chiếm, cần phải thu hồi”, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu lầm, báo chí Trung Quốc từng lăng mạ Việt Nam bằng đủ mọi ngôn từ bỉ ổi, gần đây Hoàn cầu thời báo lại nói: “Việt Nam và Philippines là hai kẻ quấy rối phải kiên quyết diệt trừ”… Còn về phía Việt Nam thì chưa hề công khai tuyên truyền cho nhân dân biết rõ về chủ quyền biển, đảo của mình và những việc Trung Quốc hoành hành ngang ngược, gây hấn ở biển Đông, đôi khi báo chí Việt Nam còn né tránh dùng từ “tàu lạ” đâm tàu cá của ngư dân ta trên biển. “Giáo dục về truyền thống đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng hai Nước” là như thế sao? Rõ ràng là lừa bịp và mâu thuẫn với thực tế! 

Điểm 8 nêu vấn đề “bảo vệ môi trường”, bảo vệ và sử dụng nguồn nước”… Thực tế thì Trung Quốc đang phá hoại môi trường của Việt Nam trong khi khai thác bauxite ở Tây Nguyên và các điểm khai thác vàng ở Bắc Kạn, Sóc Sơn. Sử dụng nguồn nước, thì Trung Quốc xây hàng loạt đập trên thượng nguồn sông Mê Kông đe dọa Nam Bộ Việt Nam vào mùa khô thiếu nước ngọt cho vùng nuôi cá da trơn, cho vùng cây trái và vùng lúa, vì nước mặn sẽ dâng sâu vào nội địa. 

Trong tuyên bố chung có nêu những ý như thúc đẩy hợp tác “lâm nghiệp”, “khoáng sản”, “khai thác dầu khí” ở biển Đông… xây dựng khu “hợp tác kinh tế biên giới” v.v. hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc. Trung Quốc đã mua hàng mấy ngàn hécta rừng biên giới Việt Nam, khai thác bauxite, đá quý Tây Nguyên, vàng Bắc Kạn, Sóc Sơn, đòi khai thác dầu khí… Việt Nam có sang Trung Quốc để hợp tác rừng, khai thác khoáng sản gì đâu. Nói “hợp tác” thực chất là để đáp ứng hơn nữa yêu cầu của Trung Quốc thôi. Đã có nhiều cửa khẩu biên giới, đã giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu chính ngạch tiểu ngạch, cần gì xây dựng “khu hợp tác kinh tế biên giới” chiếm hơn 8 đến 10 km2? Có “khu hợp tác kinh tế biên giới” thì Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng cửa hàng, trụ sở công ty, nhà ở nhân viên trên phần đất của Việt Nam trong khu kinh tế “chung nhau” ấy, coi chừng lâu dần Việt Nam sẽ mất to, đất của việt Nam sẽ trở thành đất của Trung Quốc theo kiểu “điểm nối đường ray” năm xưa đưa đến mất hết cả một rẻo đất từ “Hữu Nghị quan” đến “Chợ Tân Thanh”! Không gì hơn là phải luôn luôn cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc! 

Trong tuyên bố chung còn có đoạn “mở rộng giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới hai nước như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh của Việt Nam (rất nhiều tỉnh) với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”. Các tỉnh của Việt Nam sẽ được gì? Có chăng đối tác sẽ “viện trợ” cho một khoản tiền nào đó, ngược lại phía Trung Quốc sẽ có rất nhiều cái lợi. Đã “hợp tác” thì “thân thiện”, thân thiện thì tạo mọi điều kiện dễ dàng cho nhau, Trung Quốc sẽ lợi dụng thực hiện di dân, sẽ gạ mua, thuê rừng, thuê đất trống đồi trọc (dài hạn) nguy hiểm cho an ninh quốc gia chúng ta. Thương lái của họ dễ dàng vào mua “móng trâu”, “rễ hồi”, dễ dàng tuồn hàng rẻ kém phẩm chất và độc hại, hàng lậu vào khắp nơi, từ đó chảy sâu vào nội địa. Người bên họ sẽ có thể tự do đi khắp nơi điều tra tài nguyên, điều tra địa thế để sau này thực hiện ý đồ ý ích kỷ và cực kỳ nham hiểm. 

Trong tuyên bố nêu “Tăng cường định hướng dư luận, quản lý báo chí”. Có nghĩa là Việt Nam phải bịt miệng báo chí, bưng bít thông tin, không được đả động đến Trung Quốc, phải nói dối công chúng, cấm đoán, đe nẹt người nói lên sự thật, đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc dù Trung Quốc gây hấn. Thử hỏi Việt Nam lợi hay hại, được hay mất trên cái chủ trương “định hướng” này? 

Điểm 9 trong hội đàm giữa 2 Tổng bí thư, Hồ Cẩm Đào nêu “kiên trì hiệp thương hữu nghị quyết không để vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước”. Việc gì chia rẽ, ai chia rẽ? Chính là Trung Quốc! Những việc như bắn giết nhân dân các tỉnh biên giới, tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam và biết bao hành động ngang ngược gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông đã chia rẽ quan hệ 2 nước, không nên đổ cho ai cho thế lực nào chia rẽ cả. Cách nói “đổ vấy” vô duyên này nhân dân Việt Nam vốn quen tai từ lâu nay rồi! 

Điều 7 trong tuyên bố chung ghi “tăng cường trao đổi và “hợp tác” trong các diễn đàn đa phương trong đó có diễn đàn ASEAN, ASEAN + 1, ASEAN + 3,… là có ý tứ trói buộc Việt Nam không nên phát biểu trái với Trung Quốc. Không thể được! Việt Nam phải đưa các cứ liệu lịch sử có giá trị của mình về chủ quyền đảo, biển để mọi người rõ giữa Việt Nam và Trung Quốc ai phải ai trái chứ! 

Trong hội đàm giữa hai Tổng bí thư có câu: “hai bên nhấn mạnh sự tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, và luật pháp quốc tế… Văn bản về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển cũng ghi “…Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp…” (nhưng trong “Tuyên bố chung” không nêu). Nếu thật sự thực hiện như trên thì TQ chỉ việc cắt cái “lưỡi bò” ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam; từ nay không xâm phạm vùng biển Việt Nam; không đâm chìm, bắt tàu cá, không đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển của mình; không ngăn cản các công ty của nước ngoài hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam nữa... Hãy làm ngay các việc ấy đi thì tình hình tự khắc sẽ bớt căng thẳng. 

Về bản thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển: 

Điểm 1 ghi “lấy đại cục quan hệ 2 nước làm trọng”. Đâu có được! Tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam mới phải được coi làm trọng hơn cả. Lại đế thêm “kiên trì thông qua hữu nghị xử lý và giải quyết thỏa đáng...”. Thế nào là thỏa đáng? “Hiệp thương hai bên tức là đàm phán song phương”, song phương thì Việt Nam bị chia rẽ với các nước ASEAN và vô hình trung từ chối sự ủng hộ của các nước đối với mình. Điều này rất phù hợp với khẩu vị của TQ vốn lâu nay rất “sợ quốc tế hóa” và “đàm phám đa phương”. 

Điểm 4 ghi “tích cực nghiên cứu, bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển (khai thác)...”. Không thể “hợp tác cùng khai thác” theo kiểu người lãnh đạo Trung Quốc thường nói trước đây: “chủ quyền về ta, gác tranh chấp cùng khai thác”. Tài nguyên dầu khí ở biển Đông vốn nằm trong thềm lục địa, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Công ty các nước dù là Anh, Mỹ, Canada, Ấn Độ muốn hợp tác thăm dò khai thác với việt Nam đều phải ký hợp đồng với công ty Việt Nam. Trung quốc cũng vậy. Muốn “hợp tác khai thác cũng phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, ký hợp đồng như các nước khác. 

Ngoài ra còn những chỗ mập mờ như: 1. “thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Đảng CS Việt Nam và Đảng CS Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2015”. Nội dung mục đích là gì?; 2. “...phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa 2 Đảng và 2 Nước”, khi nào, nội dung thế nào?; 3. Về chủ quyền trên biển “thảo luận về những giải pháp mang tính độc lập, tạm thời mà không ảnh hưởng tới lập trường và chủ trương của 2 bên”. Là như thế nào? Những điều mập mờ khó hiểu này cần minh bạch cho dân biết, đúng với tinh thần… “là chủ, dân biết, dân kiểm tra”. 

23-10-2011