Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Máy bay Su-30MK2, ông hoàng của Không quân Việt Nam


Máy bay Su-30MK2, ông hoàng của Không quân Việt Nam



Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2.


Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam, nằm trong hợp đồng ký năm 2009.

Nhân sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2.

Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.

Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, có thể tác chiến trong đêm tối. Chiến đấu cơ này cũng có thể được dùng để huấn luyện các kỹ thuật bay và thủ đoạn sử dụng vũ khí tiêu diệt đường không cho phi công. 
Ảnh minh họa
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không.


Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp.



Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không.



Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong nhiệm vụ tác chiến không - hải, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.



Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn.


Ảnh minh họa
So sánh khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ về radar, động cơ, khả năng mang vũ khí. 


Hệ thống điện tử hiện đại



Ở chế độ không đối không, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.



Ở chế độ không đối đất, radar của Su-30MK2 cho phép phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, xác định tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công.



Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh hồng ngoại – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser.



Ngoài ra, nó còn được dùng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, dẫn đường cho các tên lửa không đối đất có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công.


Ảnh minh họa
Buồng lái Su-30MK2. 


Vũ khí đa dạng



Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động 30mm loại GSh-301 (150 viên), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.



Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.



Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển.



Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).



Vũ khí không điều khiển bao gồm bom loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên rocket S-8, S-13, S-25-OFM.


Ảnh minh họa
Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2 


Thông số cơ bản của Su-30MK2



Động cơ: 2xAL-31F
Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m
Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg
Tải trọng vũ khí: 8.000kg
Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg
Tốc độ tối đa: Mach 2
Trần bay thực tế: 17.300m

(theo Đất Việt)

PDF.In
Thứ sáu, 24 Tháng 9 2010 13:14

Công ty Sukhoi trong 5 năm tới sẽ cung cấp gần 500 tiêm kích, hãng Interfax dẫn lời Tổng giám đốc các công ty Sukhoi và RSK MiG Mikhail Pogosyan.
Phần lớn máy bay sẽ được xuất khẩu, còn khối lượng đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga là hơn 150 tiêm kích. “Nếu nói về các hợp đồng xuất khẩu thì nếu tính gộp các hợp đồng của Sukhoi và Irkut, hãng đang sản xuất máy bay cho Ấn Độ, thì tổng đơn đặt hàng sẽ là gần 300 máy bay”, - ông Pogosyan nói thêm.
Đó là nói về việc chuyển giao các tiêm kích đặt hàng cho Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và một số nước khác. Cụ thể, trong năm 2010, Việt Nam đã mua của Nga 32 tiêm kích Su-30МК2, còn Algeria là 16 Su-30МКА.
Tiêm kích Su-30 trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Điều đáng lưu ý là trong vài tháng gần đây, Sukhoi đã nâng đánh giá lượng máy bay chiến đấu dự định cung cấp cho các khách hàng.
Ngày 20/7, Pogosyan tuyên bố rằng, các công ty MiG và Sukhoi của Nga dự định cung cấp cho thị trường nội địa và bên ngoài gần 300 máy bay chiến đấu cho đến năm 2015. 40% trong số đó sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga.
Các máy bay chiến đấu Sukhoi hiện có trong trang bị 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Algeria, Iran, Ukraine và Azerbaijan. Tính tổng cộng trong thời gian hoạt động của hãng Sukhoi, các khách hàng nước ngoài đã được cung cấp trên 3.000 máy bay tiêm kích.
Đại Việt (theo Lenta).

Báo Trung Quốc: Su-22 vũ khí chủ lực đối hải của Không quân Việt Nam

(Phunutoday) - Tuy đã mua sắm khá nhiều các loại máy bay mới trong 1 thập kỉ gần đây nhưng Su-22 vẫn là vũ khí chủ lực đối hải của Không quân Việt Nam.

Máy bay chiến đấu ném bom Su-22M4 của Không quân Việt Nam

Theo đó tờ Hoàn Cầu cho biết: "Việt Nam trong gần 1 thập kỉ  qua đã kí kết nhiều hợp đồng mua sắm vũ khí với Nga, nhưng số máy bay mới như Su-30/27 trong biên chế không quân còn quá ít ỏi trong khi vùng biển cần tuần tra kiểm soát lại quá rộng lớn. Mặc dù đã hiện hữu khá lâu trong biên chế không quân Việt Nam, Su-22 vẫn phải đảm nhiệm vai trò chủ lực trong nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển của mình".

"Bằng những hợp đồng nâng cấp được kí với các công ty sản xuất vũ khí của Nga từ năm 1996 đến nay Việt Nam đã tiến hành nâng cấp khoảng 40 chiếc Su-22M4 một chỗ ngồi và Su-22UM3 hai chỗ ngồi. Bên cạnh việc nâng cấp động cơ, máy móc, trang thiết bị thì Su-22 mới này của Việt Nam còn được các công ty của Nga trang bị và nâng cấp thêm nhiều vũ khí mới bên cạnh các loại vũ khí cơ bản như: Tên lửa AA-12(R-77), tên lửa không đối đất AS-14, tên lửa chống hạm AS-17 và tên lửa không đối đất AS-18", tờ báo này cho biết thêm.

Mô tả ảnh.
 Tên lửa chống hạm của Su-22M4 của Việt Nam

Giai đoạn hiện tại có thể Su-22 vẫn là vũ khí đối hải chủ lực của Không quân Việt Nam, nhưng bằng các hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu mới như Su-27SK/UBK hay Su-30 MK2 thì theo dự đoán cho đến năm 2015 Su-22 sẽ không giữ được vị trí độc tôn của mình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam nữa, tờ báo này kết luận.
Dưới đây là hình ảnh về vũ khí chủ lực đối hải Su-22 của Không quân Việt Nam:

Phi công Việt Nam trên những chiếc Su-22UM3
Mô tả ảnh.
Các loại tên lửa trang bị cho Su-22 của Việt Nam

Việt Nam trong gần 1 thập kỉ  qua đã kí kết nhiều hợp đồng mua sắm vũ khí với Nga, nhưng số máy bay mới như Su-30/27 trong biên chế không quân còn quá ít ỏi trong khi vùng biển cần tuần tra kiểm soát lại quá rộng lớn. Mặc dù đã hiện hữu khá lâu trong biên chế không quân Việt Nam, Su-22 vẫn phải đảm nhiệm vai trò chủ lực trong nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển của mình

Buồng lái của Su-22M4 của Không quân Việt Nam

Mô tả ảnh.
Tên lửa không đối đất của Su-22 AS-14(Kh29  )


Mô tả ảnh.
Tên lửa không đối đất AS-18(Kh-59) và tên lửa không đối không R-27

Mô tả ảnh.
Tên lửa không đối đất Kh-23 và Kh-23M
Mô tả ảnh.
Tên lửa Kh-25ML, Kh-25MR và Kh-25MP


Mô tả ảnh.
Tên lửa Kh-29L

Mô tả ảnh.
Tên lửa Kh-29T

Toàn cảnh Không quân Việt Nam trên báo nước ngoài

(Phunutoday) - Hôm nay, tờ Tiexue của Trung Quốc đã cho đăng một loạt những hình ảnh nói về các trang thiết bị, vũ khí, khí tài của Không quân Việt Nam.
Mô tả ảnh.
Su-30MK2 của Việt Nam

"Với các loại máy bay chiến đấu chủ yếu như: MiG-21, Su-22, Su-27, Su-30MK2... trực thăng săn ngầm, trực thăng vận tải Mi-8, ngoài ra còn một loạt các máy bay khác như máy bay tuần tra biển M-28, máy bay huấn luyện L-39, Không quân Việt Nam vẫn thể hiện là một đối thủ đáng gờm so với Không quân của các nước trong khu vực Đông Nam Á." Tiexue cho biết.

Dưới đây là hình ảnh Không quân Việt Nam trên báo Tiexue:

Mô tả ảnh.
Hình ảnh sân bay quân sự và nhà chứa máy bay quân sự của Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
Kĩ sư và công nhân Việt Nam đang sửa chữa những chiếc Su-27/30
Mô tả ảnh.
Hình ảnh các máy bay vận tải và trực thăng tại 1 sân bay của Việt Nam
Mô tả ảnh.
Máy bay huấn luyện L-39 của Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
Su-22M4 của Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
Máy bay tuần tra M-28 của Việt Nam
Mô tả ảnh.
Trực thăng săn ngầm của Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
Su-27
Mô tả ảnh.
 

Mô tả ảnh.

Không có nhận xét nào: