| |||
|
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
Nhóm Phóng viên Biển Đông - "Đường lưỡi bò" phi lý
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Lê Phi - Người hùng trên sóng Hoàng Sa
Người hùng trên sóng Hoàng Sa
Nếu Lý Sơn có “sói biển” Mai Phụng Lưu thì ở Đà Nẵng có thuyền trưởng Lê Văn Chiến, người được ví là cột mốc quốc giới trên vùng biển chủ quyền Tổ quốc.
Nhà thuyền trưởng Lê Văn Chiến (46 tuổi, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) nằm bên bờ biển Đà Nẵng. Ngôi nhà nhỏ hướng ra biển dõi nhìn Hoàng Sa. Để gặp vị thuyền trưởng can trường chẳng dễ chút nào. Quanh năm anh toàn cưỡi sóng ra khơi, thỉnh thoảng mới về nhà.
Chuyên trị ngư trường Hoàng Sa
Thất hẹn nhiều, cuối cùng tôi cũng gặp được anh ở góc quán nhỏ quen thuộc đối với hàng trăm thuyền trưởng đất Đà Nẵng. Đó là quán của lão ngư dân Lê Nam, nằm nép phía sau miếu thờ thần Nam Hải của những người cưỡi sóng biển Đông.
Thuyền trưởng Chiến có khuôn mặt cương nghị, da sạm mùi biển mặn, đôi tay to kềnh, thân hình vạm vỡ, giọng nói ồm oàm đúng điệu “ăn sóng nói gió”. Học hết lớp 3, cậu bé Chiến bỏ học vì nhà quá nghèo. “Cái khó, cái khổ của ngư dân vùng biển là vô cùng tận. Đã nghèo thì chỉ có biển mới đem lại kế sinh nhai. Bỏ lớp, tôi theo ba lên tàu ra khơi vùng vẫy” - anh Chiến mở lời.
14 tuổi, chàng thanh niên nghèo tên Chiến làm thuê cho khắp chủ thuyền Đà Nẵng. Hồi đó gia đình anh chẳng thể mua nổi một con thuyền. “Làm chủ một con thuyền là mơ ước của bao đời ngư dân. Muốn có thuyền, có bạn, các ngư dân phải quẳng mình vào biển cả. Nhưng cũng có mấy ai sớm sở hữu một con thuyền cho riêng mình” - anh nói.
Thuyền trưởng Lê Văn Chiến tất bật chuẩn bị ra khơi. Ảnh: CƯỜNG PHONG
Hồi đầu ra khơi, công việc của Chiến là nấu ăn, làm việc vặt trên thuyền. Dạn dần với phong ba bão táp, Chiến mới bắt đầu tham gia các công đoạn khai thác cá. Kinh nghiệm cứ tích lũy dần qua tháng năm học hỏi từ cha, từ những thuyền trưởng lão nghề.
Sau bảy năm vật lộn với sóng dữ, 21 tuổi cái tên thuyền trưởng Chiến được đánh dấu trên vùng biển Hoàng Sa khi anh chuyên đánh bắt ở vùng biển thiêng liêng này của Tổ quốc. Ngư dân Lê Nam nói: “Chiến như sinh ra để làm thuyền trưởng. Chiến hiểu tường tận từng con sóng, từng luồng cá và thuộc làu tên các hòn đảo. Bão tố trên biển và Chiến chẳng lạ gì nhau”.
Thuyền trưởng Chiến nhớ lại: Ngày đó tôi chỉ lái con thuyền gỗ nhỏ, dài 18 m, rộng chừng 4,5 m. Để lèo lái con thuyền nhỏ ấy trên biển Đông không hề dễ dàng bởi không chỉ tính mạng của mình mà còn tính mạng của 7-10 thuyền viên trên con thuyền bé tẹo ấy. Mỗi lần ra khơi là như mỗi lần xung trận “đánh nhau” với bão biển. Số phận người đi biển nhỏ bé lắm, bỏ xác trên biển là chuyện có thể xảy đến đối với bất cứ ngư dân nào.
Đang trò chuyện, một thuyền trưởng khác ngồi cùng quán ghé giọng nói sang: “Nó với bão biển như kẻ thù. Bão biển thì muốn nuốt thuyền, còn nó thì đi cứu”.
Giờ thì thuyền của Chiến “khủng” hơn, công suất lên tới 500 CV (số hiệu ĐNa-90351TS). Ngư trường Hoàng Sa luôn là điểm đến trong mỗi lần anh dong thuyền ra khơi. “Hải sản ở Hoàng Sa nhiều lắm. Cứ đánh bắt rồi khi gặp phong ba lại vào các đảo trú ẩn. Phong ba đi qua, thuyền ta lại nhổ neo đánh bắt tiếp”. Chiến bộc bạch: “Đánh bắt ở Hoàng Sa phải biết cách. Nếu gặp tàu nước khác, không đương đầu nhưng phải kiên trì. Cứ thế chúng tôi mới bám được ngư trường truyền thống của cha ông mình” .
Hiện Chiến là tổ trưởng Tổ Khai thác hải sản xa bờ số 9 của phường Xuân Hà và là dân quân tự vệ biển, tai mắt của các lực lượng bảo vệ bờ biển bộ đội biên phòng và hải quân.
Thuyền trưởng Chiến và bằng khen của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng về thành tích “tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới” trên biển. Ảnh: LÊ PHI
“Sau mỗi chuyến ra khơi, anh em trong tổ khai thác lại gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm đánh bắt, ngư trường khai thác, đồng thời thường xuyên liên lạc với bộ đội biên phòng, Hải quân Vùng 3 để trao đổi thông tin, tình hình an ninh trên biển” - Chiến tự hào kể.
Tình người giữa sóng dữ
Trong ký ức đi biển của thuyền trưởng Chiến, bão Chanchu năm 2006 vẫn còn in hằn nỗi đau mất mát của những người bạn thuyền cùng dìu nhau trên biển. Bão Chanchu quét qua biển Đông, nhiều ngôi làng của ngư dân tan tác. Chỉ riêng ở quận Thanh Khê cũng đã có hàng chục ngư dân cùng tàu thuyền bỏ mình trên biển, ở lại với đội hùng binh Hoàng Sa. “Đó là năm kinh hoàng đối với bất cứ một ngư dân và thuyền trưởng nào. Các bạn thuyền chỉ trong một đêm đã mãi mãi nằm lại nơi biển sâu lạnh lẽo” - anh Chiến buồn nói.
Khi bão Chanchu đổ vào, thuyền trưởng Chiến vẫn đang mải mê ngoài khơi đánh bắt. “Lúc đó sóng xô cao hàng chục mét, thuyền chao đảo như muốn chìm. Gió bẻ gãy cột giằng trên thuyền, mưa và sóng chồm như muốn nuốt chửng tất cả. Nhiều thuyền bạn hoảng loạn vô cùng. Tôi dẫn đầu các thuyền lách từng ngọn sóng xuôi theo hướng gió. Dầu, cá trên thuyền đổ hết xuống biển để giảm ma sát, các thuyền viên khác liên tục tát nước ra ngoài. Vật lộn với bão trong đêm với những kinh nghiệm của cha ông truyền lại và sự đoàn kết của các thuyền viên nên chúng tôi thoát khỏi bão biển một cách thần kỳ. Nhưng một số thuyền bạn thì đã không còn cơ hội trở về” - thuyền trưởng Chiến nghẹn giọng.
Từ sau cơn bão kinh hoàng ấy, thuyền trưởng Chiến và tàu của mình đã cứu được hàng chục tàu bạn gặp nạn. Chiến nhớ lại thuyền mình đã cứu 17 thuyền viên tàu ĐNa-1731TS của ông Phạm My Em (quận Liên Chiểu) đang câu mực ngoài khơi bị nổ bình gas. “Con tàu cháy rụi trên biển như ngọn đuốc trong đêm. Khi đó, có hai thuyền viên bị bỏng nặng và một thuyền viên đã chết. Sau hàng giờ quần đảo trên mặt biển cứu hộ, tôi cùng các thuyền viên của mình đã cứu vớt được 17 thuyền viên”.
Chiến nói bất cứ giá nào, hễ thấy thuyền bạn gặp nạn là phải cứu ngay, dù có hủy cả chuyến đi biển được đầu tư cả mấy trăm triệu đồng cũng vậy. Bởi đơn giản một điều, “cứu thuyền bạn thì sẽ có ngày thuyền bạn cứu mình. Phải đoàn kết và giúp đỡ nhau trên biển thì mới có thể mưu sinh lâu dài trên biển”.
Lần khác, trong đêm tối mịt mù, Chiến đã cho tàu mình vật lộn với sóng dữ để cứu tàu TTH-9559 của ông Nguyễn Trường Yên (Thừa Thiên-Huế) cùng sáu thuyền viên vào bờ an toàn. Hôm vào bờ, những người vợ, người thân của tàu TTH-9559 đã khóc òa trong hạnh phúc.
Thuyền trưởng tàu TTH-9559 Nguyễn Trường Yên nhớ lại: “Khi tàu gặp nạn, bọn tui gần như tuyệt vọng, chỉ biết lấy áo ra vẫy cầu cứu. May sao tàu anh Chiến lao nhanh tới cứu. Mưa, gió biển lúc ban đêm mạnh kinh khủng, thuyền liên tục chao đảo. Nếu không có sự kịp thời và kinh nghiệm cứu hộ của anh Chiến thì bọn tui đã nằm lại với biển cả rồi”.
Với thành tích nhiều lần cứu thuyền bạn cũng như làm tròn nhiệm vụ bảo vệ ngư trường, Chiến được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng và các cơ quan chức năng tặng nhiều bằng khen cùng lời động viên sâu sắc. Trên tấm bằng khen của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ghi: Ông Lê Văn Chiến đã có nhiều thành tích thực hiện phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự khu vực biên giới. Chiến nói những lời vinh danh ấy như nhắc nhở, động viên anh ngoài việc mưu sinh còn phải biết tham gia bảo vệ ngư trường một cách khôn khéo và mưu trí. “Mỗi ngư dân là một cột mốc trên biển để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bà con ngư dân chúng tôi cùng nhau quyết tâm bảo vệ ngư trường truyền thống do tổ tiên, cha ông để lại” - Chiến quả quyết nói.
LÊ PHI
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
Đào Duy Anh - Bản lĩnh Việt Nam từ cổ đại đến suốt thời phong kiến-
Bản lĩnh Việt Nam từ cổ đại đến suốt thời phong kiến-1
SỐ 390 THÁNG 10-2011
Đào Duy Anh
Bài này do học giả Đào Duy Anh viết xong vào mùa hè 1979, ngay sau khi cuộc tấn công của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta vừa kết thúc. Trước sự hưng vong của đất nước, nhà sử học già đã phải nói lên những “lo nghĩ của kẻ thất phu”, là tên đặt lúc đầu cho bài viết này. Tài liệu này nằm trong di cảo của nhà sử học đã quá cố, chưa được công bố. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc để tham khảo.
Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng có thể tận dụng nhân lực và tài lực cả “thiên hạ” nghĩ ngay đến mưu đồ đem lực lượng hùng hậu của dân tộc Trung Hoa là dân tộc đông đúc và văn minh nhất ở giữa các ngoại tộc mà người Hán cho là dã man hết cả, để bành trướng thế lực ra bốn phương. Về phía Tây Bắc thì Tần sai tướng quân Mông Điềm đem 30 vạn binh đánh đuổi bộ tộc Hung Nô gọi chung là rợ Hồ, chiếm cứ các đất ở phía nam Hoàng Hà (các tỉnh Ninh Hạ, Tuy Viễn đời sau) mở thêm 44 huyện và dời đến những người phạm tội cho cư trú và khai thác, về phía Đông Nam thì Tần sai Hiệu uý Đồ Thư đem 50 vạn binh gồm những kẻ lưu vong, những người rể thừa và những người lái buôn, chia làm 5 đạo đi đánh chiếm các miền Bách Việt, mở đặt ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng (đất Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu ngày sau), cho bọn quân lính ấy đóng đồn giữ đất và ở lẫn với người Việt, do đó mà khai thác miền đất phía Nam Ngũ Lĩnh làm lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng khi quân Tần tiến sâu vào miền đất tương đương với nước Việt Nam ta ngày sau thì chúng vấp phải sự kháng chiến quyết liệt, do đó quân Tần không thể tiến sâu hơn vào đất miền Nam. Việc ấy được sử sách Trung Quốc chép rõ.
Sử ký của Tư Mã Thiên (2.112) chép rằng: “Nhà Tần lại sai Hiệu đô úy Đồ Thư đem quân Lâu Thuyền đi đánh Bách Việt ở phương Nam, sai Giám Lộc đào cừ vận lương để vào sâu đất Việt. Người Việt bỏ trốn. Quân Tần cầm giữ lâu ngày, lương thực thiếu hụt. Người Việt ra đánh, quân Tần thua to. Nhà Tần lại sai Uý Đà đem quân đóng giữ đất Việt Đương. Bấy giờ nhà Tần ở phía Bắc thì bị hoạ với người Hồ, ở phía Nam thì mắc với người Việt, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không được. Hơn mười năm con trai mặc giáp, con gái chuyên chở, khổ không sống nổi, tự treo cổ ở cây dọc đường xác chết nhìn nhau. Đến khi hoàng đế Tần mất thì thiên hạ cả phản”. Trước Tư Mã Thiên thì Lưu An tác giả sách Hoài Nam Tử đã chép chi tiết hơn rằng: “Nhà Tần tham cái lợi sừng tê, ngà voi, long chả, ngọc châu ngọc cơ, lại sai quan uý là Đồ Thư phái 50 vạn binh, chia làm 5 đạo quân. Một đạo đóng ở Đào Đàm Thành, một đạo giữ ải Cửu Nghi, một đạo đóng ở Đô Phiên Ngung, một đạo giữ cõi Nam Dã, một đạo đóng ở sông Dư Can, ba năm không cởi giáp giãn nỏ. Giám Lộc không có đường để chờ lương, lại lấy quân đào kênh mà thông đường lương, để đánh người Việt, giết được quần trưởng Tây Âu là Địch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào rừng rú, cùng ở với cầm thú, không chịu để cho nhà Tần bắt rồi cùng nhau đặt người kiệt tuấn làm tướng, ban đêm ra đánh cả phá quân Tần, giết được uý Đồ Thư. Quân Tần chết thương mấy chục vạn. Bèn phái những người bị đày đến đóng giữ”.
Cuộc kháng chiến trường kỳ của người Việt chống quân Tần đó là do một bộ phận người Tây Âu liên hiệp với người Lạc Việt tiến hành, dựng lên nước Âu Lạc chặn đứng không cho người Hán tộc tiến xuống đất Ấn Độ Chi Na và miền Đông Nam Á.
Thế là cái mưu đồ bành trướng xuống Đông Nam Á của nhà Tần bị cuộc kháng chiến ngoan cường của tổ tiên dân tộc ta làm thất bại từ tận thế kỷ III trước Công nguyên.
Tiếp theo Tần Thuỷ Hoàng là thuỷ tổ của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế thừa chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Tần, không triều đại nào là không kế thừa luôn chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Tần Doanh Chính.
Sau khi nhà Hán thống nhất Trung Quốc, chấm dứt cuộc đại loạn tiếp sau khi nhà Tần sụp đổ, Hán Võ đế lại dốc toàn lực lượng của Trung Quốc mới được phục hồi để tiến hành ngoại xâm đại quy mô phía Bắc. Hán Võ Đế phái đến 120 vạn binh đánh đuổi bộ tộc Hung Nô khiến họ phải lui về miền Mạc Bắc và một bộ phận là Nam Hung Nô phải đầu hàng và triều phục nhà Hán, sang thời Đông Hán thì tướng quân Đậu Hiến lại mấy lần đánh phá Bắc Hung Nô, khiến di tộc của họ phải sang phương Tây để sau này tham gia cuộc đánh phá Tây đế chế La Mã. Về phía Tây Trung Quốc là các nước gọi chung là Tây Vực, vốn là những nước phụ thuộc của Hung Nô, nhà Hán đương đánh phá Hung Nô thì phái Trương Khiên, rồi nhà Đông Hán lại phái Ban Siêu sang sứ các nước ấy, vừa dùng quân sự để uy hiếp doạ nạt vừa dùng mưu mô để dụ dỗ mua chuộc, khiến uy thanh của Trung Quốc đạt đến tận bờ phía Đông Địa Trung Hải. Về phía Tây Nam thì nhà Hán kiêm tính các nước nhỏ Tây Nam Di trước kia nhà Tần chưa chinh phục được, đặc biệt là ba nước Dạ Lang, Điền, Cùng Đô, đặt làm châu quận, còn ở phía nam thì Triệu Đà là một huyện lệnh của nhà Tần ở quận Nam Hải đã thừa cơ cuộc loạn khoảng Tần Hán mà dựng nước Nam Việt, Hán Võ Đế đã dùng mánh khoé kết hợp với quân sự diệt nước Nam Việt, rồi dùng gián điệp và mưu gian mà chiếm luôn nước Âu Lạc cũ, chia đất này làm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Thế là cái mục tiêu nhà Tần dùng bạo lực đơn thuần không thể đạt được, nhà Hán không mưu gian quỷ quyệt đã đạt được dễ hơn. Nhưng nhân dân Âu Lạc vốn tha thiết tự do độc lập không thể cam tâm làm nô lệ cho người phương Bắc sai khiến, nên chỉ sau khoảng một thế kỷ họ đã theo lời hiệu triệu của hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị dòng dõi của Lạc tướng Mê Linh, tức dòng dõi Hùng Vương của nước Văn Lang xưa, mà nổi lên đánh đuổi bọn thống trị ngoại tộc, nhà Đông Hán phải phái viên lão tướng đầy kinh nghiệm Mã Viện sang mới chinh phục lại được ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và áp đặt hẳn chính sách trực trị để xúc tiến công cuộc đồng hoá dân Âu Lạc bằng sự di thực ồ ạt những phần tử mạo hiểm và xấu xa trong dân gian Hán tộc và bằng sự thâm nhập ào ạt của văn hóa Hán tộc. Nhưng trong suốt thời kỳ Bắc thuộc thứ hai này nhân dân Âu Lạc vẫn bền bỉ chống đối, cuộc đấu tranh lâu dài ấy mở đầu bằng những cuộc nổi dậy của quân lính Giao Chỉ và Cửu Chân không chịu để cho bon quan lại Hán tộc điều động đi xâm lược lại nước Lâm Ấp mới được thành lập ở quận Nhật Nam. Rồi sau đó cứ khoảng vài ba chục năm một lần, nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân lại nổi lên đánh giết bọn quan lại Hán tộc tàn bạo tham nhũng.
Sang thời Tam Quốc, anh em cha con Sĩ Nhiếp dùng thủ đoạn khôn khéo trấn an nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân nên giữ vững được cục diện hơn hai chục năm, nhưng sau khi Sĩ Nhiếp chết thì bọn quan lại địa phương cướp giết lẫn nhau, nhân
dân lầm than, một vị tù trưởng ở Cửu Chân là Triệu Quốc Đạt và em gái tục danh là Triệu Ẩu nổi lên chống bọn quan lại nước Ngô trong cả nửa năm trời. Qua sự ghi chép vắn tắt và thiếu sót của chính sử Trung Quốc, chúng ta cũng có thể thấy rằng sự chống đối của nhân dân Âu Lạc trong suốt năm thế kỷ của thời kỳ Bắc thuộc thứ hai từ sau Mã Viện không bao giờ ngớt. Đến thời Nam Bắc triều nhân cuộc suy đốn của Trung Quốc bị các bộ tộc phương Bắc chèn ép và xâu xé, nhân dân Âu Lạc cũ đã cử hành một cuộc khởi nghĩa đại quy mô dưới sự lãnh đạo của Lý Bôn, muốn xây dựng một triều đại tự chủ chỉ tồn tại hơn nửa thế kỷ, rồi đến khi nhà Tuỳ thống nhất được Trung Quốc thì ách thống trị của phong kiến Hán tộc lại được đặt trở lại trên toàn cõi đất Âu Lạc xưa, tới thời kỳ Bắc thuộc thứ ba.
Sau khi nhà Đường thay nhà Tuỳ mà thống nhất hoàn toàn Trung Quốc, Đường Thái Tôn nghĩ ngay đến chuyện bành trướng về phương Bắc và phía Tây. Lý Thế Dân kiêm dùng cả hai chính sách quân sự và thông hôn, dùng quân sự để diệt bộ tộc Đột Quyết mà chiếm tất cả vùng phía Nam Đại Mạc, lại dùng quân sự kết hợp với thông hôn mà diệt luôn bộ tộc Thiết Lặc mà chiếm luôn cả miền Mạc Bắc, rồi lần lượt diệt cả các nước Tây Đột Quyết, Qui Tư, Cao Xương, Thổ Phồn, Thổ Cốc Phồn ở miền Tây Vực. Sau lại kết hợp quân sự và chiêu dụ mà thần phục được cả các nước Thiên Trúc (tức Ấn Độ), mở mang bờ cõi đến sát Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Về phía Đông thì Đường Thái tôn không thể để yên nước Cao Ly là một nước mạnh ở miền biển chưa chịu thần phục. Sau một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài 25 năm, nhà Đường chiếm được toàn bộ Cao Ly, cho Tiết Nhân Quí làm An Đông đô hộ đóng quân ở Bình Nhưỡng để trấn thủ. Ở phía Nam thì nước Vạn Xuân bị nhà Tuỳ diệt Lý Phật Tử mà chiếm lại, nhà Đường thừa thế đặt An Nam đô hộ phủ ở Giao Chaâ (trung tâm là miền Hà Nội) làm một chính quyền quân phiệt để trấn áp thuộc quốc. Nhưng dưới ách thống trị quân phiệt tàn ngược nổi lên, đặc biệt họ liên kết với người Nam Chiếu ở Tây Bắc và người Chiêm Thành ở Nam làm cho chính quyền đô hộ của nhà Đường suy yếu dần mà cuối cùng đến khi nhà Đường suy vong, họ Khúc thừa cơ tự cường để cho Ngô Quyền lật đổ hẳn ách thống trị của phong kiến Hán tộc mà xây dựng nền tự chủ dân tộc.
Như thế là sau hơn một nghìn năm của nạn thống trị ngoại tộc luôn luôn bị cắt quãng bằng những thời khởi nghĩa, hoặc hỗn loạn, hoặc giải phóng ngắn ngủi, tổ tiên chúng ta từ cuộc kháng chiến bất khuất của Liên hiệp Tây Âu – Lạc Việt đến cuộc quật cường của họ Ngô, là thành phần duy nhất trong các nhóm Bách Việt ở miền Nam Trung Quốc giữ trọn khí phách và bản lãnh của mình mà chống lại sự đồng hoá, sự tiêu hoá của cái khối khổng lồ Hán tộc đã từng đồng hoá và tiêu diệt bao nhiêu tộc loại sừng sỏ ở xung quanh.
Từ sau khi các họ Ngô, Đinh và Lý, Trần kế tiếp nhau xây dựng những triều đại tự chủ và theo hình mẫu của chế độ chính trị mà các triều đại phong kiến Trung Quốc trước kia đã đế lại ấn tích qua hơn nghìn năm của mưu đồ đồng hoá trường kỳ, các triều đại phong kiến Trung Quốc tương đương các nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh vẫn không bao giờ từ bỏ ý đồ ăn sống nuốt tươi cái dân tộc nhỏ bé hơn dân tộc chúng nhiều mà luôn luôn làm vật chướng ngại duy nhất chặn đường không để cho chúng thả sức thực hiện tham vọng bành trướng Đại Hán của chúng xuống miền Đông Nam.
Sau khi nhà Tống thống nhất và ổn định tình hình của Trung Quốc bị xâu xé bởi cuộc diện Ngũ đại thập quốc, Tống Thái Tổ mưu đồ xây dựng một chế độ trung ương tập quyền hùng hậu với một lực lượng quân sự rất lớn nhằm đề phòng những cuộc nổi loạn chống mình, nhưng mưu đồ ấy dẫn đến cái tình hình chính trị hủ bại, tướng kiêu, binh nhác, phú thuế không hai, vét hết của cải của cả nước mà nuôi nấng binh lính ăn không, binh càng nhiều mà thế lực càng yếu. Nhà Tống suy yếu, không thể đối phó với sự uy hiếp của bộ tộc Nữ Chân, phải nhường cắt cho nhà Kim nửa nước phía Bắc, mới nghĩ đến mưu chước bành trước sang nước ta để mong cứu vãn nguy cơ ở trong, nhưng quân Tống hai lần bị Lý Thường Kiệt đánh đuổi vào đến tận nội địa Trung Quốc.
Nhà Tống đã bị con cháu Thành Cát tư Hãn tiêu diệt, bộ tộc Mông Cổ chiếm cứ toàn bộ lãnh thổ và thuộc quốc của Trung Quốc trong phạm vi rộng hơn các thời Hán, Đường. Trên đà phát triển ghê gớm của quân Mông Cổ ra tứ phương, người Mông Cổ bị văn hoá ưu việt của Hán tộc đồng hóa, các vua Mông Nguyên không thể không kế thừa luôn cái chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của các triều đại Trung Hoa, cho nên đã ba lần xua quân mạnh nhất thế giới đương thời để xâm lược An Nam (tên người Trung Quốc gọi nước ta từ thời Đường) mà cả ba lần đều bị quân ta dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn đánh bại xiểng liểng không thể bén mảng được xuống miền Đông Nam Á.
Chu Nguyên Chương, Thái tổ nhà Minh khôi phục chủ quyền dân tộc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan, tàn sát công thần, tàn sát văn nhân, giết hại nhân mạng không sao kể xiết. Con thứ của Nguyên Chương là Chu Đệ nổi loạn, đánh giết anh để cướp ngôi, lại một phen giết người như rạ, để trấn áp nhân tâm, rồi phát động ngoại xâm để đề cao uy vọng của mình, do đó sai hoạn quan Trịnh Hoà đem binh thuyền chở 2 vạn người đi sứ các nước Đông Dương quần đảo và sai Trương Phụ đem 80 vạn binh xâm lược nước ta, kế tục thực hiện cái ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á mà lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới bọn thống trị Mông Nguyên cũng không thực hiện nổi. Nhưng không vượt nổi bức tường thành vĩ đại là cuộc kháng chiến trường kỳ của thầy trò Lê Lợi, Minh Thanh Tổ đành phải dùng chính sách thông thương quốc doanh, bảy lần sai Trịnh Hoà dùng binh thuyền vượt biển xuống các đảo quốc miền Đông Nam Á để thoả mãn yêu cầu mậu dịch mà sự phát triển kinh tế của xã hội Trung Quốc từ thời nhà Nguyên mở rộng quan hệ với người Tây dương đặt ra.
Lại một lần nữa mưu đồ bành trướng Đại Hán của Trung Hoa bị chặn đứng. Nhưng do sự yêu cầu thông thương hải ngoại đó của xã hội Trung Hoa mà một số lớn tư nhân trốn tránh cấm chế vượt biên doanh thương đã hình thành những tập thể Hoa Kiều ở các nước Đông Nam Á mà thư tịch Trung Quốc gọi là Trải Oa (Java), Tam phật tề hay Cựu Cang, Ma Lục Giáp (Malacca), Tô-môn-đáp-lạp (Sumatra), Lữ căn cứ đắc lực cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Cuộc kháng chiến ngoan cường của Lê Lợi đã dồn nhà Minh đến thế suy vi, khiến cuối cùng Trung Quốc bị bộ tộc Mãn Thanh chinh phục. Nhưng cũng như các rợ Hồ và Mông Cổ trước kia, bộ tộc Mãn Thanh văn hoá thấp kém dùng võ lực mà đánh bại được Trung Quốc suy đốn bạc nhược, nhưng họ đã bị hấp thu vào văn hoá cao hơn của Hán tộc; mà cái sức hấp thu văn hoá và xã hội Hán tộc mạnh mẽ cho đến nỗi, cũng như trường hợp người Mông Cổ trước kia, các hoàng đế Mãn Thanh sau khi bị đồng hoá theo Hán tộc đã bị tinh thần Đại Hán chinh phục luôn mà lại xem mình là những kẻ kế thừa đích phái của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Trên tinh thần ấy, nhà Mãn Thanh đã dùng binh lực áp đảo cả bộ tộc Nội Mông và Ngoại Mông và các bộ tộc theo Hồi giáo ở phía Nam và phía Bắc Thiên Sơn (Tân Cương) lấn chiếm các đất Tây Tạng (trước là Thổ Phồn), Thanh Hải, Miêu Cương (khu Miêu tộc ở miền Đông Vân Nam, Quí Châu), cả nước nhỏ Nê Bạc Nhi (Nepal) ở sát Ấn Độ và buộc cả các nước Miến Điện, Xiêm La đều phải xưng thần triều cống. Trên dải đất Ấn Độ Chi Na, lại cũng chỉ có dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là quét phăng được mấy chục vạn binh Mãn Hán, do cái tội rước voi về giày mồ của vua Lê Chiêu Thống mà kéo vào giày xéo thành Thăng Long một thời gian ngắn, do đó mà quân lực hùng hậu của Mãn Thanh đã gãy mất đầ tiến xuống các nước miền Nam Dương, một lần cuối cùng cái mộng làm bá chủ nghĩa Đại Hán lại bị đập tan. Mãi đến giữa thế kỷ XIX từ khi chính Trung Quốc bị các nước đế quốc chủ nghĩa Tây Phương xâu xé, bọn vua chúa Hán tộc mới phải tạm ngưng cái tham vọng thôn tính nước ta, nhưng bấy giờ thì nước ta lại bước vào một giai đoạn đấu tranh gian khổ mới là giai đoạn chống chủ nghĩa thực dân Pháp.
Bản lĩnh Việt Nam từ cổ đại đến suốt thời phong kiến-2
Đào Duy Anh
Nhìn qua lịch trình đấu tranh ác liệt của dân tộc ta như thế thì có thể nói rằng lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến suốt cả thời kỳ phong kiến quả là lịch sử đấu tranh không mệt mỏi, ở vị trí mấu chốt chống mưu đồ thôn tính của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Cái vận mệnh đặc thù như thế của tổ tiên chúng ta cố nhiên không phải là một chuyện may rủi ngẫu nhiên. Trong khi tìm hiểu về cái vận mệnh đặc thù của dân tộc, chúng tôi xin ghi lại đây một số suy nghĩ như sau:
Địa bàn sinh tụ của dân tộc ta ở trên góc chót về Đông Nam của lục địa châu Á, nhìn ra Thái Bình Dương, cái góc lục địa này do ba giải núi từ khối cao nguyên Tây Tạng chẻ ra làm những sơn mạch Miễn Điện, Lào và Việt Nam tạo thành cõi đất mà các nhà địa lý học Tây phương gọi là Ấn Độ Chi Na, ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Những sông lớn từ vùng núi cao Tây Tạng chảy ra đã xây dựng những thung lũng tỏa ra nhiều những đồng bằng rất thích hợp cho nghề cấy lúa. Ở triền phía Đông của sơn mạch Việt Nam và Lào, toàn những sườn phủ đầy rừng rậm thỉnh thoảng được khảm một mảnh nương do người mới vỡ và ở dưới thì chẻ ra mấy thung lũng hẹp ở mép rừng xanh với những ruộng nước ở đáy thấp và những ruộng bậc thang trên sườn đồi hai bên. Đó là địa vực cư trú của những tộc ít người từ xưa quen ở rải rác giữa núi rừng để kiếm ăn bằng canh nông và săn bắn. Ở dưới nữa là miền trung du với những thung lũng lớn và những đồi thấp cùng miền đồng bằng do hai sông lớn là sông Hồng và sông Khung cùng chi lưu của chúng tạo thành, lấn dần ra đại dương bằng một dải bờ biển dài; đó là địa vực cư trú của dân tộc Việt ta đã thảm đạm kinh dinh trải hàng ba mươi thế kỷ. Chính vị trí và địa bàn sinh tụ ấy đánh dấu và chi phối vận mệnh và sứ mệnh của dân tộc ta trong lịch sử.
Điều kiện sinh hoạt trên địa bàn ấy rèn luyện cho nhân dân ta một nếp sống vất vả và cần cù, một yếu tố quan trọng của sức mạnh mà chúng ta cần có để đấu tranh với cuộc sống.
Cái địa thế của lãnh thổ nước ta ở nơi “góc bể bên trời’’, ngay trên đường di động lớn của các chủng tộc châu Á theo cái hướng nghìn xưa từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tức núi cao ra biển cả, lại đặt tổ tiên chúng ta vào một tình thế gay go nữa phải đấu tranh để sống còn. Như đã biết, ngay từ buổi đầu lịch sử, tổ tiên dân tộc chúng ta, người Lạc Việt và người Tây Âu đã đương đầu thắng lợi với cuộc xâm lược của mấy chục vạn quân Tần là lực lượng quân sự hùng mạnh nhất của châu Á mà có lẽ của cả thế giới thời bấy giờ. Trong tất cả các nhóm Việt tộc ở miền Nam Trung Quốc đều có văn hóa đồ đồng ở một trình độ xấp xỉ ngang nhau, có thể nói văn hóa đồ đồng của nhóm Lạc Việt đã đạt đến trình độ tương đối cao hơn cả những di vật điển hình là trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh. Đó là một trong những ưu điểm về phương diện văn hóa. Trong đồ đồng Lạc Việt và những di vật khảo cổ khác cùng một hệ thống không có những dấu vết chứng tỏ ở xã hội Lạc Việt đã thịnh hành chế độ nô lệ, mà đồ đồng của nhóm Việt tộc ở Thạch Trại Sơn thuộc tỉnh Vân Nam thì thấy có những chứng tích hiển nhiên về chế độ này, và ở miền Nam Việt trên đất Quảng Đông, Quảng Tây thì sử sách Trung Quốc chép rõ rằng ở thời nhà Triệu đã có tình trạng bắt nô lệ đem bán cho nước Hán. Sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc lắm có lẽ cũng là một yếu tố gây nên sức mạnh đoàn kết của những thành phần công xã còn được tự do bảo vệ đất đại của mình. Những hình thuyền khắc trên trống đồng và thạp đồng lại cho thấy rằng người LạcViệt là nhóm người mà tổ tiên đã từng vượt biển trong những cuộc viễn du, có lẽ là từ miền khác đến địa bàn hiện tại, điều ấy có thể liên hệ đến tinh thần dũng cảm mạo hiểm của họ. Cuối cùng chúng tôi nghĩ rằng những người định cư trên mảnh đất này bị kẹt ở giữa bốn mặt, phía Bắc là miền đất Quảng Đông Quảng Tây đã bị Hán tộc hùng cường chiếm được, phía tây là rừng sâu núi cao không thể vượt qua, phía Nam là những bộ tộc mà con cháu là dân tộc Chiêm Thành là những bộ tộc ngoan cường không dễ gì mà lấn được, phia Đông là sóng cả biển sâu mà sinh hoạt định cư từ bao lâu đã khiến họ không quen vượt xa được nữa. Trong tình thế ấy người ta khó lòng có chỗ rút lui an toàn trước sức ép của người Hán tộc, cho nên người ta phải sống chết bám lấy mảnh đất của mình mà sáng tạo cái chiến lược chiến thuật vô cùng công hiệu khi một cộng đồng người nhỏ bé phải đương đầu với một lực lượng quân sự hùng hậu, tức chiến lược lấy ít đánh nhiều, chiến thuật chống trường bằng đoản mà ngày sau gọi là du kích. Chính cái nhu cầu bám đất ấy đã khiến tổ tiên chúng ta, từ nước Âu Lạc trải qua hàng nghìn năm tuy bị Hán tộc đô hộ mà không bao giờ chịu ngừng chống cự, đã xây dựng cuộc sinh tụ và phát triển bằng một phương thức tổ chức thích hợp nhất là công xã nông thôn.
Công xã nông thôn xưa, hình thức cuối cùng của công xã nguyên thủy, còn để hình ảnh tương đối đậm nét của nó ở các làng Mường, nhất là tại miền trung du Thanh Hóa. Các làng xã ở vùng đồng bằng trong thời phong kiến và thời Pháp thuộc vẫn là hình thức tiến triển của công xã nông thôn. Điển hình quen thuộc của công xã nông thôn tiến triển ấy là các làng gồm nhiều nhà thuộc về mấy họ, có khi là cùng một họ, chia ra làm nhiều xóm, tụ tập nhau ở sau cái lũy tre cổ điển làm giới tuyến bất khả xâm phạm cho công xã, và ở xung quanh một ngôi đình là nơi hội họp và một ngôi đền thờ vị thành hoàng, nhiều khi là người tộc trưởng khai khẩn hay là khai khai canh.Ở quanh lũy tre là ruộng đất công và tư chia làm những mảnh nhỏ theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo địa thế. Khắp miền đồng ruộng cò bay thẳng cánh, những làng nấp sau lũy tre ấy hiện lên như những hòn đảo ở giữa biển lúa xanh hoặc nối tiếp như xiết chặt tay trên những doi đất dài, nhất là dọc bờ sông, bờ biển. Sự sống bám đất của con người đã rèn luyện cho các công xã ấy một sức mạnh dẻo dai với lòng thiết tha độc lập tự do và tinh thần tương trợ giữa các gia đình và làng xã, khiến chúng ta có thể trải qua bao nhiêu thiên tai và nhân họa mà vẫn đứng vững. Lụt báo có thể phá ruộng phá đê, sập nhà sập cửa, hễ nước rút gió lặng là người ta lại giúp nhau xây dựng và cấy trồng trở lại để tiếp đời sống lam lũ cần cù. Mỗi lần đất nước bị xâm lăng, làng mạc bị phá hoặc bị san bằng, người nông dân bất đắc dĩ phải tản đi để chuẩn bị chống trả, hễ giặc rút lui là người ta lại về tập hợp họ hàng làng xóm và xây dựng tất cả lại từ đầu, rồi lại âm thầm làm lụng để chờ một thiên tai hay một nhân họa mới lại quét sạch trơn, để rồi sau đó nhà cửa, làng xã, lũy tre, ruộng nương lại nổi dậy tươi xanh như trước. Cái tổ chức ấy, cái nếp sống ấy khiến dân tộc ta như một cơ thể bất tử, bị chặt nát ra từng đoạn vẫn sống để cuối cùng hợp nhau lại cho cả cơ thể hồi sinh.
Một nét đặc biệt nữa của công xã nông thôn là mỗi khi sự sống sinh sôi nảy nở của các gia tộc khiến sự sống trở thành quá chật chội ở quê cha đất tổ thì người nghèo khổ nhất hay những người tháo vát nhất, rủ nhau làm như tổ ong chia đàn, tạm từ giã bà con làng xóm, đem theo cả gia đình của mình tìm nơi đất trống ở miền hoang vu cách xa nhiều ít để khai phá thành ruộng nương vườn tược mà xây dựng một làng xã mới theo như kiểu mẫu của làng xã quê hương, nhiều khi rước theo cả bát hương của vị thần thành hoàng làng quê cũ mà thờ, hay tôn người tộc trưởng khai canh hoặc khai khẩn mới làm thành hoàng che chở nhân dân. Nhiều khi Nhà nước là cơ quan tập hợp và chi phối các công xã ở trên cũng đứng ra làm công việc khai hoang, hoặc bằng lực lượng nhân dân dưới sự đốc suất của một ông quan dinh điền hay điền tuấn, hoặc bằng lực lượng quân sự tổ chức thành đơn vị đồn điền rồi cứ theo nhịp độ tiến hành của công việc khai hoang mà xây dựng dần những công xã nông thôn mới theo kiểu mẫu điển hình để gieo cho những người khai hoang chiếm lĩnh những đất đã vỡ. Những đất hoang ở bờ biển hay ở nơi biên giới xa xôi thường được kinh dinh như thế.
Do sự tồn tại bền bỉ dẻo dai của các công xã nông thôn, dân tộc ta có một đặc tính kỳ lạ có khả năng hấp thu tiêu hóa mọi thành phần khác mình mà lịch sử đã cho tiếp xúc. Trong xuất cuộc Bắc thuộc hàng nghìn năm tổ tiên chúng ta đã hấp thu tiêu hóa những yếu tố văn hóa của người Hán tộc mỗi thời di cư sang, hoặc là những người tù tội bị đày, hoặc là những người tránh loạn, hoặc là những thương nhân và quan lại, hoặc là những đạo sĩ tăng đồ truyền giáo. Thậm chí những người Trung Quốc ở lại hẳn đã sinh cơ lập nghiệp mà không có thống kê để biết được là bao nhiêu vạn ức người, cuối cùng đã bị dân tộc ta hấp thu và tiêu hóa. Những người Hán tộc này chỉ dăm ba đời sau là biến thành người bản địa, ví như Lý Bôn, Trịnh Thiều thời Nam Bắc triều ở Giao Chỉ, và có khi chỉ một đời như Lê Cốc thời Tùy ở Cửu Chân là trở thành người Việt cùng với nhân dân Việt nổi lên đánh đuổi quan lại và quân lính Trung Hoa mà được nhân dân Việt thờ làm anh hùng dân tộc. Hán tộc là một dân tộc lớn có sinh khí mạnh mẽ bao nhiêu, từ mấy nghìn năm đã hấp thu bao nhiêu tộc loại mà họ gọi là Man Di Nhung Địch ở bốn xung quanh để càng lớn càng mạnh hơn nữa, đã có năng lực đồng hóa những người Kim, Mông Nguyên, người Mãn Thanh, những người đã chinh phục và chiếm giứ đất nước họ từ mấy chục đến mấy trăm năm, thế mà khi tiếp xúc với dân tộc Việt Nam, tuy rằng có khi có thể lấy thịt đè người mà đắc thắng tạm thời, cuối cùng đều bị chúng ta đồng hóa. Cái sức đồng hóa kỳ diệu ấy do đâu mà có được? Đối với người Hán tộc thì không phải là do sự cưỡng ép bạo lực đã đành, mà đối với những người phương Nam như Chiêm Thành chẳng hạn cũng không thấy mấy khi dùng bạo lực để cưỡng ép đồng hóa. Chính là sức hấp dấn kì diệu của công xã nông thôn Việt Nam đã gây nên sự đồng hóa nhẹ nhàng ấy. Với quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần, công xã nông thôn vốn là một tập thể đóng kín khiến nó nhất thiết không dung nạp những phần tử lạ, vì tất cả những cái gì lạ đều là đáng ngờ. Những người dân ngoại tịch phần nhiều là những dân lang thang không gốc rễ thường làm những nghề không lấy gì làm lương thiện lắm, phải sống ngoài lề của cộng đồng. Nhưng đến khi người nào đã tỏ rõ là người lương thiện chăm lo bản nghiệp (làm ruộng và học hành) thì cộng đồng rất cởi mở vui vẻ nhận vào tập thể của mình mà lấy tình lấy nghĩa nông đỡ đùm bọc nhau. Chính cái tính cởi mở tình nghĩa ấy cộng tồn bên cạnh cái tính đóng kín ngiêm ngặt đã khiến người ta không còn có thành kiến kỳ thị với những người trước lạ sau quen và bằng những quan hệ hôn nhân và giao hảo, những thành phần mới cũ không còn gì phân biệt nhau nữa. Sự cộng tồn của hai năng khiếu đối lập ấy tạo thành sức mạnh vô địch luôn luôn tăng tiến của công xã và của dân tộc, khiến bạo lực dựa trên vũ khí ghê gớm nhất của bọn thực dân cũ và mới gần đây cũng vẫn không làm gì nổi. Một nhà học giả người Pháp từng sống nhiều năm gần gũi nhân dân Việt Nam đã viết rất đúng rằng: “Trong một nước được nhào nặn về mặt chính trị như nước này bằng những cuộc xâm lược, kháng chiến kết đảng, nổi dậy, một môi trường tự nhiên xã hội như vậy đặt cho cái bí mật những quy tắc riêng… Trong những cánh đồng lúa ấy, thường thường không còn xó xinh tự nhiên nào cho người ta có thể rút lui như rừng rú chuông chằm. Nếu con người muốn nấp kín hay trốn biệt thì chỉ có thể nấp trốn sau người khác… Những khối dân tộc đông đúc là một nơi trú ẩn công hiệu để chống lại kẻ địch tiếng nói khác và màu gia khác’’. Như thế thì kẻ địch ngoại lai không thể lọt vào làng để dò xét tình hình, mà khi quân địch ào ạt kéo đến để mong chụp cả làng thì sự chống cự của cả làng có bờ tre làm thành lũy, hoặc là có thể đánh lui quân địch không thể bấu víu vào đâu, hoặc là lúc đầu không chống nổi thì phải rút lui để cho quân địch vào chiếm làng không và đốt phá, rồi sau khi tập hợp lực lượng chờ cho quân địch trễ tràng thì sẽ úp đánh trở lại, rồi sau khi quân địch bị tiêu diệt hay rút lui thì lại trở về để vừa tiếp tục làm ăn, vừa bố phòng chuổn bị đợt tiến công khác của địch. Cái sức mạnh của công xã vừa là sức mạnh của một tập thể đồng tâm hợp lực cùng sống chết, cứng như thép, đồng thời là sức mạnh của một tập thể uyển chuyển mềm dẻo như nước mà Lão tử đã nói là: “Thiên hạ không gì yếu mềm bằng nước mà đánh cái cứng mạnh không gì hơn nó”. Với cái sức mạnh vô địch như thép và như nước ấy của công xã nông thôn, tổ tiên chúng ta trước kia đã đánh bại quân Tần và sau hàng nghìn năm thử thách đã đánh bại được mọi lực lượng bành trướng của Hán tộc, đồng thời lại hấp thu được mọi yếu tố tích cực của nhân dân Trung Quốc mà tăng thêm sức mạnh cho mình.
Cần phải nói thêm rằng đối với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thì dân tộc ta đời nào cũng cương quyết đấu tranh và hết sức mình ngăn chặn, song đối với văn hóa Hán tộc mà thực tế lịch sử đã khiến dân tộc ta phải tiếp xúc và nhiều khi chung đụng, thì dân tộc ta vẫn biết trân trọng những giá trị tích cực thật sự đã khiến tổ tiên chúng ta, mặc dầu trải qua bao nhiêu mất mát to lớn và hi sinh đau đớn, đã có thể từ một cộng đồng bán nguyên thủy chất phác trở thành một dân tộc mà vị anh hùng dân tộc trọn vẹn Nguyễn Trãi ngay trong đầu bài Bình Ngô Đại Cáo là áng Hiến chương độc lập của dân tộc đã tuyên bố lớn rằng dân tộc ta vốn là: “Văn hiến chi bang” và đồng thời đã nêu nhân nghĩa của Khổng Mạnh làm giá trị đạo đức cơ bản chi phối cả cuộc khởi nghĩa: “Điếu dân phạt tội” chống chủ nghĩa Đại Hán.
Tất cả các giá trị tích cực của các nhà tư tưởng Hán tộc ở thời Tiền Tần, từ Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Lão Tử đến Tuân Tử, ngay cả sau Tần Hán từ khi các học thuyết của Nho gia, Đạo gia, Phật gia nói chung đã bị bọn thống trị phong kiến biến thành lợi khí đàn áp và nô dịch tinh thần đối với nhân dân, các giá trị tích cực của các học giả ưu tú Trung Quốc còn giữ được phẩm chất làm người đời nào cũng vẫn còn có mặc dầu hiếm hoi, thì các nhà nho ưu tú nước ta, từ Chu An đời Trần, Nguyễn Trãi đời Lê, Ngô Thì Nhậm, Võ Trường Toản đời Tây Sơn, cho đến cả loạt sĩ phu ái quốc trác tuyệt trong thời chống thực dân Pháp, từ Phan Đình Phùng đến Phan Bội Châu, đều đã trân trọng tiếp thu mà làm giàu cho kho tàng tư tưởng của dân tộc. Về văn chương thì những giá trị quí báu trong khi văn Trung Quốc từ Phong Tao thời Tiền Tần đến các thi phẩm trác tuyệt thời Đường thời Tống thì các thi hào văn hào nước ta trải các đời đều lấy làm mẫu mực để noi theo. Chữ Hán mà bọn phong kiến Trung Quốc cho tổ tiên chúng ta học vốn để dùng làm công cụ hành chính đã được tổ tiên chúng ta chuyển dùng làm văn tự dân tộc mà mọi người trìu mến gọi là chữ Ta. Cái “tình nghĩa” sâu sắc lồng qua những ảnh hưởng tích cực của văn hóa Trung Quốc đó, dân tộc ta vẫn luôn luôn trân trọng. Cho đến cả những viện trợ vật chất mà Trung Quốc đã dành cho nước ta trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong thực tế đã góp phần đáng kể vào cuộc kháng chiến thắng lợi ở Điện Biên Phủ và vào cuộc toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta cũng vẫn trân trọng mà xem là biểu hiện tình hữu nghị chân thành giữa dân tộc Trung Hoa và dân tộc ta trong mấy chục thế kỷ.
Đấy là những yếu tố tạo nên bản lĩnh của dân tộc Việt Nam, để có thể ngẩng cao đầu mà tồn tại cho đến ngày nay.
Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa
Tại Reef Kagitingan, Trung Quốc xây dựng một thông tin liên lạc thường xuyên và hàng hải quân đồn trú đài quan sát rằng có thể nhà 200 quân. Trung Quốc xây dựng một pad máy bay trực thăng hạ cánh, một cầu cảng dài 300 mét cho phép các tàu cung cấp và các tàu tuần tra cập cảng, doanh trại hai tầng và trồng vuông diện tích 500 mét. Bắc Kinh chỉ định Reef Kagitingan làm trụ sở chỉ huy chính của nó là nó được trang
bị với các dữ liệu bề mặt vệ tinh, truyền tải và hệ thống radar tìm kiếm không khí . Đồn trú này được trang bị ít nhất là bốn súng cao-powered hải quân và một số ụ súng . Trung Quốc xây dựng pháo đài san hô thường trực và các nền tảng cung cấp tại các rạn san hô Calderon, Gaven và Chigua.Những nền tảng cung cấp có thể chống lại những cơn gió lên đến 71 hải lý và được trang bị với thiết bị liên lạc VHF / UHF, radar tìm kiếm và súng hải quân và súng chống máy bay . Ba nền tảng cung cấp cũng có thể phục vụ như là bến cảng cho các tàu tuần tra hải quân Trung Quốc Tại Zamora Reef, Trung Quốc đã xây dựng một pháo đài san hô thường trú và cung cấp nền tảng có thể nhà 160 quân. Đồn trú này có một sân bay trực thăng và được trang bị thùng đôi bốn súng 37-mm hải quânPanganiban Reef tại có bốn khu phức hợp xây dựng với 13 tòa nhà cao tầng . Năm mươi lính thủy đánh bộ Trung Quốc vĩnh viễn đóng quân và được trang bị với thiết bị liên lạc vệ tinh . Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động đầm phá xây dựng một số Reef Panganiban . Việc xây dựng các cơ sở bổ sung tại Reef Panganiban rõ ràng là nhằm mục đích thiết lập trước vị trí các căn cứ trong vùng biển Nam Trung Hoa, cho phép Bắc Kinh để dự án ảnh hưởng và quyền lực của mình trong các đảo tranh chấp. Ngoài việc mua thêm quân và các tiền đồn quân sự, Trung Quốc đang tích cực theo đuổi lớn các dự án hàng hải quy mô nhằm mục đích củng tuyên bố của mình trên quần đảo Trường Sa. Các dự án này bao gồm xây dựng các cơ sở cảng, sân bay, chuyển hướng phao, hải đăng, đài quan sát đại dương và mạng lưới khí tượng hàng hải.
Báo nước ngoài: Chiến thuật mới của Hải quân Việt Nam?
Báo nước ngoài: Chiến thuật mới của Hải quân Việt Nam?
(Phunutoday) - "Hải quân Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao..."
Trang tin Quốc phòng Mỹ The Second Line of Defense viết: "Việt Nam hiện tại tiếp tục nuôi dưỡng ý chí độc lập dân tộc mạnh mẽ và Quân đội kiên cường được xây dựng để làm cho Việt Nam như một con "tôm độc" mà kẻ thù khó có thể tiêu hóa”.
Tàu tuần tra thuộc Project 10.412 của Việt Nam được khởi xướng vào năm 2009, tàu có lượng giãn nước là 356 tấn, dài 49,5m, rộng 9,2m, mớn nước 2,4m, thủy thủ đoàn 28 người, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày. Tàu được trang bị 3 động cơ diesel công suất 4.800 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (56km/h), tầm hoạt động 2.200 hải lý. Việt Nam đầu tư một cách cân nhắc vào đội tàu tuần tra bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, đảm bảo an toàn hàng hải, các hoạt động đánh bắt của ngư dân, cũng như tiến hành các hoạt động cứu hộ khi cần thiết.
Theo đó, một loạt các tờ báo của nước ngoài đã có những bình luận sâu sắc về sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Việt Nam. Báo The Economic Times của Ấn Độ số ra tháng 11/2012 cho biết: "Trong bối cảnh hiện tại để đối mặt với kẻ thù trang bị vũ khí ngày một gia tăng, Việt Nam đã tìm cách để làm rạng danh Hải quân với hỏa lực tăng cường và niềm tự hào mới từ trong quá khứ chiến đấu của họ. Vậy Việt Nam đang thể hiện sức mạnh của họ như thế nào?
Mới tiến hành cải cách kinh tế cách đây hơn 20 năm, nền kinh tế còn nghèo đời sống nhân dân còn rất khó khăn, chắc chắn Việt Nam sẽ không có nhiều tài chính để có thể mua sắm các loại vũ khí to lớn hiện đại nhưng người Việt Nam rất thông minh họ luôn nghĩ ra những phương án và cách làm khiến cho kẻ thù không tưởng tượng ra được. Không mua sắm hay đóng những vũ khí to lớn kềnh cảng. Hải quân Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy từ nhà sản xuất là không chắc chắn bởi vì với một đội quân như Quân đội nhân dân Việt Nam thì thật sự mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi và điều không tưởng lại rất có thể biến thành sự thật".
The Economic Times viết tiếp: "Lật lại lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Việt Nam đã biết vận dụng một cách đánh vô cùng táo bạo đó là khai thác những con đường trên biển để vận chuyển vũ khí vào miền Nam bằng những con tàu không số nhằm cung cấp số lượng lớn cho quân dân miền Nam đánh thắng Mỹ diệt ngụy. Vậy là kẻ thù tuy mạnh với máy bay hiện đại, tàu chiến lớn nhưng chưa chắc đã giành được thắng lợi.
Mới tiến hành cải cách kinh tế cách đây hơn 20 năm, nền kinh tế còn nghèo đời sống nhân dân còn rất khó khăn, chắc chắn Việt Nam sẽ không có nhiều tài chính để có thể mua sắm các loại vũ khí to lớn hiện đại nhưng người Việt Nam rất thông minh họ luôn nghĩ ra những phương án và cách làm khiến cho kẻ thù không tưởng tượng ra được. Không mua sắm hay đóng những vũ khí to lớn kềnh cảng. Hải quân Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy từ nhà sản xuất là không chắc chắn bởi vì với một đội quân như Quân đội nhân dân Việt Nam thì thật sự mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi và điều không tưởng lại rất có thể biến thành sự thật".
The Economic Times viết tiếp: "Lật lại lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Việt Nam đã biết vận dụng một cách đánh vô cùng táo bạo đó là khai thác những con đường trên biển để vận chuyển vũ khí vào miền Nam bằng những con tàu không số nhằm cung cấp số lượng lớn cho quân dân miền Nam đánh thắng Mỹ diệt ngụy. Vậy là kẻ thù tuy mạnh với máy bay hiện đại, tàu chiến lớn nhưng chưa chắc đã giành được thắng lợi.
| ||
Tôi tự hỏi các chiến hạm khổng lồ của kẻ thù sẽ xoay xở thế nào khi đối mặt với các tàu chiến và soái hạm rất linh hoạt của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, không giống như tác chiến trên bộ, đánh chìm một chiến hạm lớn trên biển sẽ khiến đối phương thiệt hại rất nặng nề về tài sản và nhân mạng. Đó là chưa kể tới hệ thống phòng thủ bờ biển thuộc loại tiên tiến nhất thế giới và chiến đấu cơ SU-30 có tầm bay 8.000 km được thiết kế để chiến đấu diện rộng trên biển của Việt Nam.
Ngoài ra còn kể đến sức mạnh tấn công tên lửa của Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.
Ngoài ra còn kể đến sức mạnh tấn công tên lửa của Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.
Là loại hỏa tiễn được đánh giá là bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền; Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.
Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần. Theo đó khi có trong tay loại tên lửa này sức chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới.
Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần. Theo đó khi có trong tay loại tên lửa này sức chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới.
Với sức mạnh từ chiến tranh nhân dân cũng như với niềm tự hào vẻ vang trong lịch sử thì cho đến thời điểm hiện tại, trong khu vực, Hải quân Việt Nam vẫn là một lực lượng vô cùng đáng gờm với bất kỳ kẻ thù nào muốn xâm phạm lãnh hải chủ quyền của đất nước này.
- Phú nguyễn ( sửa chữa và bổ sung Theo The Economic Times, The Second Line of Defense,TTVNOL)
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo
Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
|
Trọng ThiếtNhững hình ảnh về hải quân Việt Nam
2 tàu hộ vệ tên lửa được tiếp nhận năm 2011 góp phần hiện đại hóa hải quân, sẵn sàng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Nhân dịp 22/12, VnExpress giới thiệu hình ảnh tập luyện của lực lượng này.
> Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền/ Tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam
Năm 2011 hải quân Việt Nam nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ do Nga sản xuất. Đây là loại tàu hiện đại nhất hiện nay trong lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam. Tàu dài hơn 100 m, được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công hiện đại, chịu được sóng gió cấp 10-12. Ảnh: Việt Nữ. |
Biên đội tàu tên lửa. Ảnh: Trọng Thiết. |
Biên đội tàu hải quân Việt Nam. Ảnh: Trọng Thiết. |
Buổi tập luyện bảo vệ chủ quyền... Ảnh: Trọng Thiết. |
...của lực lượng vùng 4 Hải quân. Ảnh: Trọng Thiết. |
Huấn luyện hiệp đồng với lực lượng Hải quân đánh bộ. Ảnh: Trọng Thiết. |
Tàu hộ vệ săn ngầm Lữ đoàn 171 bắn đạn thật. Ảnh: Trọng Thiết. |
Tàu phóng lôi xuất kích. Ảnh: Trọng Thiết. |
Tàu vùng 3 hải quân phối hợp với lực lượng không quân luyện tập tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Trọng Thiết. |
Bộ đội tên lửa hải quân sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Trọng Thiết. |
Tên lửa hải quân tập bắn đạn thật. Ảnh: Trọng Thiết. |
Khánh Chi tổng hợp
Cận cảnh những chiếc Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam
Tờ Triển lãm quân sự Nga vừa mới đăng các hình ảnh mới nhất về những chiến đấu cơ Su-30MK2V mà Việt Nam mới nhận trong năm 2011.
(ĐVO) Dưới đây là những hình ảnh về các máy bay Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam, vừa được tờ Arms-expo của Nga đăng tải.
Máy bay Su-30MK2 có khả năng tác chiến mạnh, tấn công phá hủy cả các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng các loại vũ khí chính xác cao, gồm tên lửa có điều khiển và bom dẫn đường trên không. |
Su-30MK2V được trang bị với hệ thống thiết bị điện tử hàng không Avionic hiện đại, hệ thống truyền thông và hệ thống định vị mới, các thiết bị điều khiển để hỗ trợ cho phi hành đoàn. Thiết bị ECM mới cung cấp cho máy bay khả năng tự động nhắm mục tiêu và sử dụng tên lửa chống radar Kh-31P để tấn công. |
Cận cảnh chiến đấu cơ Su-30MK2 số hiệu 8540. |
Việc lắp đặt hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay đã tăng cường thời gian bay hành trình tầm xa. Hệ thống khung gầm của Su-30MK2 đã được gia cố chịu lực tốt hơn, giúp máy bay mang đủ được nhiên liệu và tải trọng vũ khí bên ngoài. |
Ngoài ra, với thiết kế hai phi công điều khiển máy bay, phi công ngồi trước điều khiển máy bay và phi công ngồi sau điều khiển vũ khí, điều này dễ dàng cho việc tăng cường hiệu suất chiến đấu và máy bay có thể sử dụng hiệu quả cho việc đào tạo phi công mới. |
Theo tờ Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope2) thống kê, Việt Nam đã nhận lô 4 máy bay Su-30MK2 đầu tiên của Nga vào năm 1994. Tới tháng 1/2009, Việt Nam mua thêm 8 máy bay Su-30MK2V (biến thể tấn công biển theo yêu cầu của Việt Nam) với trị giá 500 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2V nữa với giá trị 1 tỷ USD. Ảnh Su-30MK2V số hiệu 8535 |
Chiến đấu cơ Su-30MK2V số hiệu 8539. |
Su-30MK2V số hiệu 8536. |
Thu Phương (theo Arms-expo)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)