Phần 1
BienDong.Net: Nhiều tư liệu phương Tây xa xưa còn lưu lại đến nay cho thấy, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được xác định từ thế kỷ XV đến XIX. Trên những bản đồ
Nhiều tư liệu cổ phương Tây còn lưu lại đến nay cho thấy các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XIV. Nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thời đó đã nói về một dải đá ngầm Pulo Pracela (các bãi ngầm san hô) rất nguy hiểm, trải dài cả vùng Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay, tương tự với những hiểu biết của những người đi biển Việt Nam cùng thời. Các cuộc khảo sát Biển Đông của các nhà hàng hải phương Tây sau đó, nhất là của người Hà Lan và Pháp, ngày càng xác định rõ Pracela hay Paracels (Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về nước An Nam (cách người phương Tây thời trước gọi Việt Nam ).
Bản đồ bán đảo Đông Dương của anh em nhà hàng hải Hà Lan Van-Langren (1595) ghi nhận ngoài khơi Việt Nam có một vùng quần đảo với nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng tây nam gọi tên là Paracels cùng với rất nhiều chi tiết địa hình của miền Trung Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn như đối diện với quần đảo Paracels trên đất liền có bờ biển ghi là Costa da Pracels (bờ Pracels) ở ngoài biển còn có Pulo Canton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận Quảng Ngãi.
Riêng Alexandre de Rhodes 1650, Công ty Đông Ấn La Haye năm 1658 và Taberd năm 1838 đã vẽ riêng bản đồ Việt Nam.
Bản đồ do nhà xuất bản Covens and Mortier tại Amsterdam vào năm
1760 có ghi chú quần đảo Paracel bên cạnh bờ biển xứ Đàng Trong.
Trong số hàng trăm bản đồ do Phương Tây thực hiện, hầu hết đều ghi rõ đất nước Việt Nam với các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được gọi tên chung là Paracels hay Pracel. Bờ biển Prasel là ở Trung Bộ Việt Nam, chứ không hề ghi ở Nam Trung Hoa hay Phi Luật Tân, Indonesia hoặc Mã Lai. Như vậy, thật hiển nhiên, khắp thế giới đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thư tịch cổ Việt Nam cũng ghi nhận người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã từng nhiều lần tiếp xúc với các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong để buôn bán. Nhiều thuyền buôn của phương Tây gặp nạn ở Hoàng Sa đều cập vào bờ biển Việt Nam để xin giúp đỡ và cũng nhiều lần họ được các chúa Nguyễn cử người ra cứu hộ, cấp cho tiền bạc, lương thực và thuyền để trở về nguyên quán.
Thư tịch cổ Việt Nam cũng ghi nhận người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã từng nhiều lần tiếp xúc với các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong để buôn bán. Nhiều thuyền buôn của phương Tây gặp nạn ở Hoàng Sa đều cập vào bờ biển Việt Nam để xin giúp đỡ và cũng nhiều lần họ được các chúa Nguyễn cử người ra cứu hộ, cấp cho tiền bạc, lương thực và thuyền để trở về nguyên quán.
Chẳng hạn sau vụ đắm tàu Grootenbroeck của Hà Lan năm 1634 trong vùng đảo Hoàng Sa, viên thuyền trưởng đã tìm đến Hội An và Thuận Hoá để cầu cứu các chúa Nguyễn. Như vậy, từ rất lâu đời (muộn nhất vào thế kỷ XV) các nhà hàng hải phương Tây đã mặc nhiên xác định vùng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.
Bước sang thế kỷ XVII-XVIII, tàu thuyền của người phương Tây đi qua Biển Đông ngày càng tấp nập. Người Pháp thông qua sự cộng tác với Nguyễn Ánh về quân sự đã bắt đầu quan tâm tới Biển Đông nhiều hơn và kế thừa những hiểu biết của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Hà Lan... Từ đó, người phương Tây nhận thức rất rõ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Năm 1701, nhật ký hải trình tàu Amphitrite xác nhận một thực tế hiển nhiên rằng "Paracels là một quần đảo thuộc về Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm thật khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó”.
( Còn tiếp )
Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết và Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét