Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Bài đối chứng của tụi bành trướng


NGUYÊN DO LỊCH SỬ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN”

THÁNG MƯỜI 18, 2011
Đôi lời: Có lẽ, đây là toàn bộ cái gọi là “chứng cứ lịch sử” mà nhà cầm quyền và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học của Trung Quốc dựa vào để vẽ ra và độc chiếm Biển Đông thông qua cái đường lưỡi bò tham lam của mình.
Mời độc giả đọc để hiểu rằng tại sao mà chính quyền Bắc Kinh cứ né tránh giải thích về “đường 9 đọan”, vì xem ra lí lẽ chẳng có gì để thuyết phục.
Nguồn: Hoàn Cầu Võng 
Người dịch: Quốc Trung
Ghi chú: Bài này được ghi lại từ băng phát trên kênh Tin video Hòan cầu võng.
Đường lưỡi bò phi lý.
Liên tục suốt cả hai mùa hè năm 2010 và năm 2011, các nước quanh Nam Hải (tức Biển Đông – ND) đã không để cho khu vực này được yên ổn trong thời gian xảy ra tranh chấp về chủ quyền đối với biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông – ND). Còn hồi âm của Bộ ngọai giao Trung Quốc là, các nước có liên quan cần thông qua đàm phán song phương và bàn bạc trao đổi thiện chí, giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng một cách ổn thỏa theo phương thức hòa bình. Giở tấm bản đồ ra, chúng ta sẽ phát hiện thấy ở khu vực Nam Hải, từ vịnh Bắc Bộ kéo về phía nam cho đến tận Bãi đá ngầm James Shoal, rồi ngoặt lên phía bắc cho đến tận eo biển Ba Sĩ (tiếng Anh: Bashi Channel – ND) nằm giữa Đài Loan và Philippin, có 9 đọan đường biên giới quốc gia, chúng ôm trọn các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (tức Hòang Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa-ND). Vậy thì “đường” 9 đọan đã được hình thành ra sao? 
Năm 1935: Cương vực cực nam của Nam Hải Trung Quốc kéo dài đến 4° vĩ bắc
Năm 1933, sau khi Pháp chiếm 9 hòn đảo nhỏ của Nam Sa, chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã thành lập “Hội đồng thẩm tra biển đồ biển và đất liền”. Tháng 4 năm 1935, Hội đồng này đã cho xuất bản “Bản đồ các đảo ở Nam Hải Trung Quốc”, đã xác định đường cương vực cực nam của Nam Hải Trung Quốc kéo dài đến 4° vĩ bắc, đưa cả Bãi đá ngầm James Shoal vào trong đó. Khi ấy còn có một tấm bản đồ nữa tên là “Bản đồ Trung Quốc đầy đủ sau khi mở cương vực biển xuống phía nam”, trong bản đồ có cả các quần đảo Đông Sa, Tây Sa và Nam Sa nằm trong cương vực Nam Hải, xung quanh đó có dùng chỉ dấu đường biên giới quốc gia. Đây được coi là đường gấp khúc hình chữ U trên bản đồ Nam Hải Trung Quốc.
Năm 1947:  Xác định “đường cương vực truyền thống” hình chữ U
 Sau kháng chiến thắng lợi, chính phủ Quốc dân đã căn cứ theo các bản “Tuyên bố Cairo” và “Tuyên bố Potsdam” để phái các chuyên viên tiếp nhận của Bộ nội chính và của tỉnh Quảng Đông đến tiếp nhận các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, vào cuối năm 1946 đã hòan thành công việc khảo sát và tiếp nhận. Chuyên viên tiếp nhận Trung ương Trịnh Tư Ước, sau khi kết thúc các công việc về quần đảo Nam Sa, đã lập tức cùng với các nhân viên Vụ phương vực Bộ nội chính vừa mới được thành lập tiên hành chỉnh lí mọi tư liệu, năm 1947 thẩm định lần cuối 172 địa danh các đảo ở Nam Hải, căn cứ theo vị trí địa lí mà các đảo Nam Hải ở vào để điều chỉnh tên gọi các đảo đã được công bố vào năm 1935, đổi tên “quần đảo Đòan Sa” thành “quần đảo Nam Sa”, đổi tên “quần đảo Nam Sa” vốn có thành “quần đảo Trung Sa”, đồng thời Trung ương xã đã chính thức công bố vào ngày 1 tháng 12 năm đó. Cũng cùng thời gian này, Vụ phương vực còn cho in “Lược đồ vị trí các đảo ở Nam Hải”, xung quanh các quần đảo có vạch chỉ dấu 11 đường biên giới quốc gia gấp khúc. Đó chính là đường gấp khúc hình chữ U đã được đánh dấu chính thức trên bản đồ Nam Hải Trung Quốc, được gọi chung là “đường cương vực truyền thống”. Phạm vi lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc ít nhất cũng đã được cụ thể hóa trên bản đồ. Tháng 2 năm 1948, Bộ nội chính của Trung Hoa Dân quốc đã phát hành công khai “Bản đồ các khu vực hành chính của Trung Hoa Dân quốc”, chính thức tuyên bố với cộng đồng quốc tế chủ quyền và phạm vi quyền quản lí của chính phủ Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa cùng vùng biển phụ cận. Phụ bản của nó là “Bản đồ vị trí các đảo ở Nam Hải”, tên các đảo và đường gấp khúc ở Nam Hải được thể hiện trên bản đồ này đã trở thành qui phạm.
Năm 1953:  “Đường 9 đọan” xác định cương giới Nam Hải Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, tấm bản đồ được các ban ngành có liên quan của chính phủ thẩm định xuất bản cũng đã thể hiện đường như thế trên khu vực Nam Hải, chỉ có khác là năm 1953 đã bỏ bớt 2 đọan vịnh Bắc Bộ và vịnh Đông Kinh trên 11 đường gấp khúc, sửa thành 9 đọan đường gấp khúc và có đôi chút điều chỉnh về mặt vị trí địa lí. Đó chính là đường cương giới Nam Hải của Trung Quốc thời ấy, được gọi thông thuờng là “đường 9 đọan”. Mặc dù chính phủ Trung Quốc xưa nay chưa từng giải thích và thuyết minh gì về “đường 9 đọan”, song đường này đã được các ban ngành của chính phủ Trung Quốc đề xuất và thẩm định, đã được đánh dấu trên bản đồ xuất bản chính thức, nên cần được coi là một lập trường và chủ trương nào đó của chính phủ Trung Quốc.
Bản “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” năm 1958 đã qui định độ rộng lãnh hải 12 hải lí của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đồng thời tuyên bố qui định này áp dụng cho “tòan lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngòai khơi, Đài Loan tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả cùng các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa cùng các đảo khác thuộc Trung Quốc”. Kể từ đó, địa vị pháp lí của “đường 9 đọan” Nam Hải đã được xác định rõ ràng.
Sau thập kỉ 70 của thế kỉ trước, chính phủ Trung Quốc trong mọi trường hợp đều đã sử dụng câu các đảo “là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đựoc hưởng chủ quyền không thể tranh cãi đối với những đảo này cùng các vùng biển phụ cận”, đồng thời cũng đã thể hiện được địa vị pháp lí của “đường 9 đọan” Nam Hải.
(Bản dịch do dịch giả Quốc Trung gửi cho Da Vàng Blog. Xin cảm ơn bác Quốc Trung)

Không có nhận xét nào: