Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái diễn các hành động xâm phạm chủ quyền và đi ngược lại tinh thần nhân đạo, sau khi phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp ngư dân Việt Nam tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
> Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền
> Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín |
Ngày 22/2 vừa qua, 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực
uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đồng thời đánh đập, lục soát lấy
tài sản.
uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đồng thời đánh đập, lục soát lấy
tài sản.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động trên Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa
nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ
hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa
nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ
hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam
hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp
với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982", thông cáo
của Bộ Ngoại giao Việt Nam ra hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Lương Thanh Nghị.
hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp
với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982", thông cáo
của Bộ Ngoại giao Việt Nam ra hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Lương Thanh Nghị.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu
trên của phía Trung Quốc. Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái
tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
trên của phía Trung Quốc. Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái
tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Anh Ngọc
Nguồn: VNE.
Ngày 29/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam". |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét