Hải quân Việt Nam dùng hạm đội tàu ngầm như thế nào?
(Phunutoday) - Phòng thủ, ngăn chặn từ xa tàu chiến mặt nước của địch khó khăn một thì ngăn chặn tàu ngầm nguyên tử và các loại khác của địch khó khăn mười.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tàu ngầm nguyên tử của địch mang tên lửa có khả năng cơ động bí mật, dài ngày tại những vùng biển nằm ngoài khả năng chống ngầm của ta, tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hủy diệt lớn, tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền với chiều sâu tấn công hàng nghìn km.
Lực lượng tàu ngầm khác với những trang bị hiện đại (tàu ngầm mini, robot ngư lôi) có khả năng tiếp cận tuyến phòng thủ ven biển của đối phương và phá hủy các khu vực phòng thủ biển, vô hiệu hóa các trận địa tên lửa bờ biển.
Vì thế đương nhiên Hải quân Việt Nam phải tìm mọi cách hạn chế tối đa tàu ngầm địch vào sâu trong thềm lục địa với hệ thống chống và phát hiện tàu ngầm như phao thủy âm, thủy lôi.
Thủy lôi thực ra là mìn của Hải quân được gài trong lòng biển chủ yếu bằng neo vào đáy biển (có loại gài sát đáy biển) chờ tàu địch. Dưới tác động của tàu như va chạm và các trường vật lý (sóng âm, sóng điện từ) thủy lôi sẽ phát nổ.
Thủy lôi thời thế chiến lần 2 chủ yếu là chạm nổ (tiếp xúc) nhưng ngày nay thì nó được cải tiến với những thiết bị dò tìm mục tiêu, hệ thống nhận biết địch ta, thiết bị có khả năng tự kích hoạt hoặc kích hoạt theo tình huống rất hiện đại.
Chẳng hạn như thủy lôi neo và phóng mìn phản lực nổi RM-2 được sử dụng để tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm. Trong thân mìn là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thủy lôi được phóng về phía mục tiêu sau khi thiết bị kích nổ được kích hoạt bằng các trường vật lý phát ra từ tàu mục tiêu.
RM-2 bị kích nổ phi tiếp xúc khi chạm vào khu vực trường lực của mục tiêu và cả kích nổ bằng tiếp xúc.
Thủy lôi phản lực RM-2 được gài bởi tàu ngầm. |
Hoặc thủy lôi đáy loại MDS được sử dụng để tiêu diệt các tầu nổi và tầu ngầm đối phương. Thủy lôi có thể sử dụng để phong tỏa hải cảng đối phương, bí mật đặt trên đường hàng hải của địch hoặc bảo vệ bờ biển, khu vực biển một cách bí mật.
Thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn bằng động cơ đẩy của ngư lôi. Thủy lôi được kích nổ bằng thiết bị kích hoạt gây nổ bởi từ trường hoặc sóng âm trong bán kính 50m.
Thủy lôi tự cơ động đáy MDS được gài bởi tàu ngầm |
Như vậy có thể nói thủy lôi có thể phòng thủ nhưng khi tham gia tấn công cũng rất nguy hiểm.
Bố trí các trận địa thủy lôi tại những nơi mà địch bắt buộc phải đi qua, những nơi cần phòng thủ không những tạo nên một hàng rào “chướng ngại vật” địch muốn khắc phục không dễ dàng mà còn hình thành một lực lượng tấn công trực tiếp nguy hiểm.
Khi chưa có tàu ngầm thì thủy lôi được coi như là một lực lượng và phương tiện tấn công và phòng thủ trong lòng biển hiệu quả nhất. Nó có thể phong tỏa toàn bộ đường giao thông hàng hải, bến cảng, tấn công tiêu diệt tàu chiến…
Khi lực lượng tàu ngầm xuất hiện thì vai trò của thủy lôi giảm đi nhưng nó vẫn không thể thiếu trong tác chiến hiện đại dưới mặt biển.
Có thể nói đây sẽ là phương thức bảo vệ phi đối xứng hiệu quả nhất của Hải quân Việt Nam nói riêng và của bất kỳ một quốc gia nghèo nào có bờ biển dài chống lại các lực lượng Hải quân hiện đại của địch.
Các phương tiện săn ngầm trên không, trên biển hoạt động liên tục, thường xuyên trong tầm bảo vệ của lực lượng phòng thủ mà không sợ bị địch săn lại. Hai chiếc Gepard 3.9 với chức năng chuyên về chống ngầm cùng với 6 chiếc KILO đã tăng khă năng rất lớn trong việc phòng thủ chống ngầm.
Nếu như có làm chủ vùng trời mà trong thềm lục địa tàu ngầm đối phương làm mưa làm gió thì hệ thống phòng thủ bờ coi như sụp đổ. Chẳng hạn như vài chiếc tàu ngầm địch ung dung thả thủy lôi trong vùng biển của ta cũng gây ra vô vàn khó khăn cho hoạt động quân sự cũng như kinh tế của ta trên mặt biển…
Bởi vậy tác chiến tàu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất trong phòng thủ. Đó là các hoạt động tìm kiếm tiếp cận tiêu diệt mục tiêu được giao; phục kích tại những nơi xung yếu; thả mìn thủy lôi tại vùng biển của ta hoặc sâu trong vùng biển địch; tập kích độc lập hay hợp đồng vân vân và vân vân.
Với hạm đội tàu ngầm 6 chiếc KILO tuy quá ít ỏi (nếu tấn công xâm lược) nhưng cũng đủ để phòng thủ. Vì mỗi tàu ngầm có thể quản lý rất nhiều mục tiêu, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ như tập kích, phục kích, rải mìn thủy lôi, quét mìn…
Vấn đề là sử dụng nó như thế nào? Chắc chắn trong tay của Hải quân Việt Nam tàu ngầm KILO sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với lý thuyết.
Có thể nói đây sẽ là phương thức bảo vệ phi đối xứng hiệu quả nhất của Hải quân Việt Nam nói riêng và của bất kỳ một quốc gia nghèo nào có bờ biển dài chống lại các lực lượng Hải quân hiện đại của địch.
Các phương tiện săn ngầm trên không, trên biển hoạt động liên tục, thường xuyên trong tầm bảo vệ của lực lượng phòng thủ mà không sợ bị địch săn lại. Hai chiếc Gepard 3.9 với chức năng chuyên về chống ngầm cùng với 6 chiếc KILO đã tăng khă năng rất lớn trong việc phòng thủ chống ngầm.
Nếu như có làm chủ vùng trời mà trong thềm lục địa tàu ngầm đối phương làm mưa làm gió thì hệ thống phòng thủ bờ coi như sụp đổ. Chẳng hạn như vài chiếc tàu ngầm địch ung dung thả thủy lôi trong vùng biển của ta cũng gây ra vô vàn khó khăn cho hoạt động quân sự cũng như kinh tế của ta trên mặt biển…
Bởi vậy tác chiến tàu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất trong phòng thủ. Đó là các hoạt động tìm kiếm tiếp cận tiêu diệt mục tiêu được giao; phục kích tại những nơi xung yếu; thả mìn thủy lôi tại vùng biển của ta hoặc sâu trong vùng biển địch; tập kích độc lập hay hợp đồng vân vân và vân vân.
Với hạm đội tàu ngầm 6 chiếc KILO tuy quá ít ỏi (nếu tấn công xâm lược) nhưng cũng đủ để phòng thủ. Vì mỗi tàu ngầm có thể quản lý rất nhiều mục tiêu, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ như tập kích, phục kích, rải mìn thủy lôi, quét mìn…
Vấn đề là sử dụng nó như thế nào? Chắc chắn trong tay của Hải quân Việt Nam tàu ngầm KILO sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với lý thuyết.
>>Vũ khí phòng thủ từ xa dưới lòng biển Việt Nam |
Tóm lại: Phòng thủ từ xa từ hướng biển là một yêu cầu chiến lược bức thiết sống còn. Tùy theo khả năng quốc phòng để tạo ra một vành đai phòng thủ tầm xa hay tầm gần.
Tuy nhiên phòng thủ từ xa không những chỉ là bằng vũ khí hiện đại công nghệ cao mà phải trên cơ sở học thuyết quân sự Việt Nam, học cách tổ tiên ta đã từng phòng thủ hay gần đây nhất trong trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Đó là phòng thủ tích cực, chủ động với tư tưởng tấn công. Khi cần thiết sẵn sàng tấn công vào nơi chúng xuất phát.
Với điều kiện thế và lực hiện nay vấn đề này tin chắc rằng nó không phải là điều mới mẻ trong tư duy của giới quân sự Việt Nam.
Đó là phòng thủ tích cực, chủ động với tư tưởng tấn công. Khi cần thiết sẵn sàng tấn công vào nơi chúng xuất phát.
Với điều kiện thế và lực hiện nay vấn đề này tin chắc rằng nó không phải là điều mới mẻ trong tư duy của giới quân sự Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét